Nuôi gà trên sân thượng – Có nên nuôi gà trên sân thượng không?

Hiện nay có khá nhiều người dân sống ở những khu nhà cao tầng vậy nếu như mà muốn có mô hình nuôi gà trên sân thượng thì có được hay là không? Và nên làm theo cách nào để có thể bảo đảm được vệ sinh và chất lượng? Hãy cùng chúng tôi tìm ra cách thiết kế chuồng gà trên sân thượng 1 cách tối ưu nhất nhé!

Có nên nuôi gà trên sân thượng hay không?

Nuôi gà trên sân thượng - Có nên nuôi gà trên sân thượng không? 1

Ngày nay do xu hướng của người dân đó là tự cung tự cấp cho mình các loại thực phẩm sạch để có thể đảm bảo an toàn sức khỏe nhất là ở tại những khu vực thành phố. Ngoài việc tự trồng rau xanh ra thì mô hình nuôi gà trên sân thượng cũng là 1 cách được khá nhiều người áp dụng.

Cách làm này giúp vừa tiết kiệm được diện tích khi mà nhà có khoảng sân thượng rộng rãi và còn mang tới nguồn gà vừa sạch, vừa đảm bảo được chất lượng cho gia đình. Tuy nhiên thì vấn đề hay gặp phải đó chính là lượng phân của gà nếu như mà không xử lý sạch sẽ thì sẽ dễ gây hôi hám gây ảnh hưởng đến gia đình mình và hàng xóm xung quanh do đó cần phải có cách thiết kế chuồng sao cho hiệu quả để giúp tránh ảnh hưởng mọi người.

Những ưu điểm mà chúng ta sẽ nhận được khi nuôi gà ở trên sân thượng đó là:

– Có nguồn gà tự nhiên giúp đảm bảo được chất lượng cho bữa ăn của cả gia đình.

– Mô hình nuôi nhốt gọn không chiếm quá nhiều diện tích của ngôi nhà.

– Những thức ăn thừa của gia đình đều sẽ tận dụng cho bầy gà ăn được.

– Phân bón từ việc chăn nuôi gà có thể dùng để ủ và bón cho rau.

Mô hình nuôi gà ở trên sân thượng tại những khu đông dân

Nuôi gà trên sân thượng - Có nên nuôi gà trên sân thượng không? 2

Để có thể thực hiện mô hình nuôi gà trên sân thượng 1 cách sao cho hiệu quả thì người chăn nuôi cần nên chú ý những yếu tố bên dưới đây và phải lưu ý rằng kết hợp chúng cho tốt để có thể mang lại năng suất cao nhất cho đàn gà cũng như là không làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình và những người xung quanh.

Chọn vị trí sao cho thuận lợi và khoa học

Diện tích ở trên phần sân thượng của mỗi gia đình sẽ là khác nhau cho nên người nuôi cần phải chọn hướng đặt chuồng sao cho phù hợp, thuận tiện cho việc để đồ ăn, đường đi ra đi vào, ít bị mưa tạt hay là gió lùa. Rất nhiều gia đình có sân thượng khá chật cho nên người chăn nuôi cũng cần phải đảm bảo làm chuồng không cho gà chạy hay bay nhảy ra bên ngoài dẫn tới đi lạc mất.

Nhiều hộ chăn nuôi sẽ thường kết hợp trồng thêm rau xanh cùng với mô hình nuôi gà trên sân thượng cho nên sẽ phải chia khu vực 1 cách thật khoa học để có thể tránh tình trạng gà bay ra phá hoại rau và giúp tiết kiệm diện tích để có khu vực trồng. Hơn thể nữa còn giúp tận dụng được nguồn phân bón cho cây được phát triển tốt hơn.

Yếu tố của hàng xóm xung quanh

Người nuôi cũng nên phải xem xét những hàng xóm xung quanh mình, xem họ có ý kiến gì về việc mình nuôi gà như là gây tiếng ồn và gây mùi nhiều hay không để có thể có những biện pháp xử lý kịp thời trước khi mà tiến hành mô hình nuôi gà ở trên sân thượng. Với khu vực mà có nhiều người già sẽ cần sự yên tĩnh thì tốt nhất anh em cần hạn chế số lượng gà nuôi.

Mặt khác anh em tìm hiểu xem những khu nhà gần mình có nuôi gà nhiều hay không bởi vì việc nếu như mà nuôi cạnh nhau sẽ dễ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cho nên là nếu có người nuôi xung quanh thì cần phải chú ý tiêm phòng dịch kỹ càng hơn.

Chuồng gà phải thật gọn nhẹ

Loại chuồng được áp dụng trong mô hình nuôi gà trên sân thượng phải được đảm bảo các yếu tố như gọn, nhẹ và dễ dàng di chuyển. Việc nuôi gà theo mô hình trên sân thượng là kiểu nuôi nhốt không cho gà thoát ra ngoài cho nên chuồng phải làm thật kín và phải đảm bảo được độ nhẹ.

Để có thể làm nhẹ thì người ta hay dùng lưới quây xung quanh khung gỗ hoặc là làm chuồng từ thép cũng khá gọn. Diện tích của mỗi ô từ 1 cho tới 2 con giúp đảm bảo vệ sinh và ăn uống được đầy đủ. Dưới chuồng nhớ phải có thêm ngăn hứng phân để giúp cho phần phân được tóm gọn sạch sẽ.

Chế độ dinh dưỡng cho gà

Dinh dưỡng cho gà cực kỳ cần thiết không chỉ giúp cho gà sinh trưởng tốt hơn mà còn hạn chế được mùi hôi từ phân mà chúng thải ra. Thức ăn khuyên dùng đó là dòng ủ chua từ chế phẩm sinh học. Với kiểu thực phẩm này không chỉ giúp cho gà hấp thu dinh dưỡng tốt hơn mà còn giúp làm cho phân thải ra đỡ mùi hôi. 

Ngoài những dinh dưỡng thiết yếu bao gồm như protein, cacbonhidrat thì cần phải cung cấp thêm khoáng và vitamin giúp cho gà được khỏe mạnh chống bệnh tật. Bổ sung thêm men vi sinh theo hình thức mua hoặc tự chế đều được anh em nhé.

Phòng bệnh cho gà

Phòng bệnh là 1 điều có lẽ không thể thiếu trong quá trình chăm sóc cho đàn gà nhất là khi áp dụng theo mô hình nuôi gà ở trên sân thượng bởi vì nếu như gà được nhốt ít đi lại tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho nên cơ thể sẽ thường không vận động, tắm nắng do đó sẽ yếu hơn so với là gà thả thông thường.

Vậy để giúp đảm bảo cho gà không bị các bệnh theo mùa thì cần phải thường xuyên chia lịch tiêm vắc xin phòng và cho thêm cả vitamin vào nước để giúp tăng sức đề kháng.

Ngoài ra thì người chăn nuôi cũng cần phải chú ý tới việc dọn dẹp vệ sinh định kỳ, thay phân thường xuyên, làm sạch dụng cụ chăn nuôi bao gồm máng cho ăn, máng nước.

Khi mà có gà xuất khỏi chuồng thì việc làm tổng vệ sinh lồng nuôi bằng các dung dịch vệ sinh phù hợp. Phần phân cần dọn dẹp và cũng phải xử lý nhằm tránh mùi hoặc những vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở trong đó.

Sử dụng thảm lót sinh học giúp diệt mùi hôi

Để có thể thực hiện mô hình nuôi gà trên sân thượng 1 cách hiệu quả và không làm ảnh hưởng tới bất kỳ ai xung quanh hay chính sức khỏe của gia đình mình thì phải dọn dẹp chất thải của gà để giúp tránh gây mùi hôi. Hiện nay thì cách xử lý tốt nhất mùi hôi đó chính là dùng men khử mùi, nó không chỉ giúp giữ gìn vệ sinh nhằm tránh mầm bệnh mà còn có thể khử mùi cực kì hiệu quả.

Dùng men Balasa N01 này rắc trực tiếp vào trong chuồng nuôi và làm lớp lót cho chuồng gà. Sự có mặt của nó sẽ khiến mùi hôi giảm đi, ngăn chặn được khí độc từ phân sinh ra. Khi dùng dòng này anh em cũng sẽ đỡ phải tốn thời gian dọn chuồng liên tục cho nên đây là sản phẩm được khá nhiều người nuôi ở thành phố tin dùng.

Một vài hạn chế của mô hình này

Nuôi gà trên sân thượng - Có nên nuôi gà trên sân thượng không? 3

Vì là khu vực sân thượng mỗi nhà sẽ có diện tích nhỏ, nhiều gia đình tận dụng để làm sân phơi, nơi chứa đồ đạc cho nên để mà làm chuồng nuôi thì sẽ phải tiết kiệm thêm diện tích. Với mô hình nuôi gà trên sân thượng này anh em sẽ không thể nuôi được số lượng nhiều như mong muốn hoặc là phát triển ra từ gà đẻ tới gà thịt được mà chỉ có thể nuôi với số lượng nhỏ vừa phải mà thôi.

Gà cũng sẽ không thể vận động đi lại được nhiều vì không gian hẹp và dễ đi lạc mất cho nên sẽ không được chắc chắn như gà nuôi thả hơn nữa nếu như người nuôi không chú ý phòng ngừa thì chúng cũng sẽ dễ mắc bệnh hơn.

Nên kết hợp trồng thêm cả rau xanh khi nuôi gà trên sân thượng

Nuôi gà trên sân thượng - Có nên nuôi gà trên sân thượng không? 4

Khi mà thực hiện mô hình nuôi gà trên sân thượng thì hãy nên kết hợp thêm việc trồng rau xanh xung quanh. Có rất nhiều hộ dân đã thực hiện kết hợp 2 mô hình mang tới 1 mảnh vườn tự nhiên ở giữa lòng thành phố được báo đài đăng tin rồi khá nhiều người từ đó mà học hỏi theo.

Không những mang lại nguồn thức ăn sạch cho gia đình mà nó còn tận dụng triệt để không gian sống, hơn nữa nó còn mang tới không gian xanh, hòa mình cùng với thiên nhiên.

Chất thải từ gà sẽ được để dành ủ và dùng để làm phân bón cho cây trồng, vừa giảm thiểu được mùi hôi từ phân mà còn có ích cho cây nữa. Trồng rau cũng chính là đem nó làm thực phẩm để nuôi lớn gà, 2 loại hình này tác động qua lại lẫn nhau cực kỳ hiệu quả. Cây cối phát triển tốt còn giúp mang tới không khí trong lành cho gia đình.

Kết luận

Vừa rồi là những lưu ý khi mà thực hiện mô hình nuôi gà trên sân thượng ở những khu vực thành phố, để có thể giúp cho người chăn nuôi có được không gian chăn nuôi hiệu quả mà không để ảnh hưởng tới ai trong gia đình hoặc với những người xung quanh và còn mang tới giá trị dinh dưỡng tốt từ chính bàn tay của mình. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của tructiepdaga để có thể trau dồi những kinh nghiệm sống hay hơn nhé.