Những dấu hiệu của việc gà chọi bị đi ngoài và những cách điều trị cho chúng hợp lý là điều mà những người nuôi gà chọi nên phải nắm rõ. Đây là một trong số những kiến thức chăn nuôi vô cùng quan trọng và thường gặp, cho nên cần được tìm hiểu kỹ và nắm nguyên nhân để có thể phòng tránh hiệu quả.
Mục Lục
- 1 Gà chọi bị đi ngoài là gì?
- 2 Những triệu chứng khi gà chọi bị đi ngoài
- 3 Giải thích về màu phân khi gà chọi bị đi ngoài
- 4 Nguyên nhân dẫn đến việc gà chọi bị đi ngoài
- 5 Cách chữa gà chọi bị đi ngoài có hiệu quả nhất
- 6 Cách chữa gà chọi bị đi ngoài theo những bài thuốc dân gian
- 7 Biện pháp giúp phòng ngừa gà chọi bị đi ngoài
- 8 Kết luận
Gà chọi bị đi ngoài là gì?
Gà bình thường khi đi ngoài sẽ có phân dạng đặc, cho nên khi chúng ta thấy chúng đi ngoài dạng lỏng kèm có nước và mùi hôi thì chứng tỏ là gà chọi đang bị đi ngoài và mắc phải căn bệnh tiêu chảy ở gà. Khi tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn tới việc gà bị mất nước rồi dẫn đến suy nhược cơ thể. Đây là căn bệnh ở gà khá thường gặp. Nên cần phải lưu ý để điều trị.
Nếu để kéo dài quá lâu mà người nuôi không chú ý kịp thời và không có những phương án điều trị thích hợp, thì rất dễ khiến cho việc chữa trị sau này thêm khó khăn và tệ hơn là sẽ không thể cứu chữa được. Vì vậy, người nuôi nhớ phải quan sát kỹ phân gà và tùy vào màu sắc sẽ giúp cho chúng ta biết được những mức độ nặng nhẹ của nó ra làm sao để rồi tìm ra được cách khắc phục.
Những triệu chứng khi gà chọi bị đi ngoài
Khi gà chọi bị đi ngoài thì lượng nước của chúng bị mất đi nhanh chóng, dẫn tới việc cơ thể sẽ ủ rũ mệt mỏi. Một phần là do gà đi đá về mệt, kết hợp với mùa lạnh khiến cho cơ thể của chúng không được giữ ấm, gây lạnh bụng và gây nên tiêu chảy. Cơ thể dần xanh xao và liên tục cho ra phân lỏng có nước với các màu xanh, trắng, nâu… Nhìn chung thì chúng sẽ ủ rũ và ngồi một mình ở góc, lười ăn.
Giải thích về màu phân khi gà chọi bị đi ngoài
Dựa vào phân của gà, chúng ta hoàn toàn có thể xác định được triệu chứng mà nó đang mắc phải, nắm được mức độ mắc bệnh là nặng hay nhẹ khi gà chọi bị đi ngoài. Những màu phân thường gặp như sau:
– Nâu: màu nâu là màu sắc bình thường của phân gà, nhưng nếu như nó ở dạng lỏng và đi kèm với mùi khó chịu thì rất có thể là do phân của manh tràng. Phân dạng nước màu nâu cũng là một dấu hiệu điển hình của căn bệnh tiêu chảy và nguyên nhân chính có thể là do nhiễm trùng vi khuẩn.
– Đen: đây là nguyên nhân của việc chúng đã ăn những thức ăn như tro, mâm xôi hay việt quất. Còn đối với những chú gà ốm thì có lẽ là chúng đã ra máu, cho nên có khi kèm với phân và tạo ra màu đen.
– Đỏ, cam: Khi xuất hiện màu phân này thì nguyên nhân chính là do niêm mạc ruột của gà bị bong ra, xuất hiện màu máu hòa trộn lẫn vào phân.
– Xanh lá: Nếu gà thường hay ăn thức ăn rau nhiều thì sẽ cho ra phân có màu xanh.
– Vàng là nguyên nhân do gà ăn quá nhiều ngô hoặc đang bị viêm phúc mạc.
– Trắng hoặc kem là do lỗ thông hơi đang bị bất ổn, cho nên sẽ có những dịch tiết ra đi kèm phân.
Nguyên nhân dẫn đến việc gà chọi bị đi ngoài
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gà chọi bị đi ngoài bao gồm: nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì thế, người chăn nuôi cần phải biết để tìm ra những cách chữa trị tương ứng. Vấn đề dễ nhất là từ việc cho ăn uống, khi đàn gà ăn quá nhiều thực phẩm nào đó thì rất dễ có thể gây tiêu chảy và ra nước theo màu giống như với màu thực phẩm nó ăn. Vậy nên người chăn nuôi cần phải kiểm tra những liều lượng mà chúng đã ăn để có thể xử lý kịp thời.
Nhiệt độ môi trường bên ngoài cũng khiến gà chọi bị đi ngoài ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa của chúng. Ví dụ, trong những ngày nắng nóng thì cơ thể của gà sẽ rất nhanh bị mất nước và chúng uống nước nhiều hơn gây ra tiêu chảy. Trong trường hợp gà đang dùng thuốc chữa bệnh có chứa những thành phần kháng sinh lớn cũng có sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến phân đi ngoài của nó.
Ở gà cũng sẽ xảy ra hiện tượng căng thẳng, thường thì chúng sẽ căng thẳng khi mà có sự xâm nhập đàn khác hay di chuyển khỏi môi trường sống, khi đó cơ thể cũng sẽ rất dễ bị thay đổi gây tiêu chảy. Cho nên hãy chờ đến lúc ổn định và xem xét tình hình sức khỏe của gà để xem ngoài việc thay đổi môi trường thì nó có gì bị đổi khác nữa hay không.
Ngoài ra nguyên nhân của tiêu chảy cũng là do những loại dịch bệnh như: dịch tả, gumboro, salmonella, marek, coryza, viêm ruột, dịch cúm gia cầm. Vì vậy, người chăn nuôi cần phải theo dõi cụ thể tình hình của đàn, thông qua lịch tiêm chích và những triệu chứng thì mới có thể tìm ra cách trị tốt nhất.
Cách chữa gà chọi bị đi ngoài có hiệu quả nhất
Nguồn mà ảnh hưởng lớn nhất đến việc gà chọi bị đi ngoài đó chính là nguồn thức ăn. Vậy nên cách tốt nhất là cung cấp thêm nước có chứa vitamin để giúp tiêu hóa được ổn định. Không quên việc bổ sung các chất điện giải nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn việc mất nước và tiêu chảy.
Khi gà mắc bệnh thì bạn cần cho thêm men vi sinh vào bên trong thức ăn cùng với những loại vitamin mà bên thú y đã chỉ dẫn. Nếu quá gấp thì anh em hoàn toàn có thể cho gà uống berberin như người. Khoảng từ 2 cho đến 3 ngày thì căn bệnh sẽ được điều trị dứt điểm mà không cần phải đi mua thuốc gì quá khó khăn.
Trường hợp phân xanh trắng sẽ nặng hơn, vậy nên bạn phải xử thật lý kịp thời để ngăn nó lây lan đến những con khác. Với việc lựa chọn một trong các loại thuốc sau đây: ampi-pharm, oracin-pharm, flor- pharm… Các dạng thuốc này được áp dụng vào gà bằng biện pháp tiêm chủng để quá trình chữa bệnh được nhanh chóng hơn. Với đàn có số lượng lớn thì sử dụng kháng sinh combi pharm để tiêm chủng cùng kết hợp uống điện giải để cơ thể gà hồi phục kịp thời.
Cách chữa gà chọi bị đi ngoài theo những bài thuốc dân gian
Ngoài việc sử dụng thuốc để chữa trị, anh em hoàn toàn có thể cho đàn gà của mình điều trị thông qua các bài thuốc dân gian như: dùng 8 thìa cà phê đường; một nửa muỗng muối biển hay một nửa muỗng bột nở…
Nếu như tại vườn nhà có các loại cây ăn trái thì bạn có thể dùng ngay lá ổi. Đây là một loại lá thường được dùng để chữa trị tiêu chảy cho người, vậy nên chúng ta cũng có thể sử dụng nó cho gà trong những trường hợp này khá tốt. Lá ổi được biết đến là một loại thuốc có thể giúp làm giảm xuất tiết màng ruột, sẽ nhanh chóng làm giảm việc tiêu chảy ở gà kịp thời.
Vậy để thực hiện theo những biện pháp này thì bạn hãy dùng lá ổi non trộn thêm vài hạt muối, sau đó giã nguyễn ra để chắt lấy nước. Dùng phần nước này để cho gà nhà mình uống trong khoảng vài ngày.
Đối với những trường hợp nặng hơn thì nên kết hợp thêm một số thảo dược đi kèm như búp ổi, nước gừng và gạo rang. Đem ba nguyên liệu này để nấu lên lấy nước, phần nước thu được phải để cho thật nguội và sau đó cho đàn gà nhà mình dùng dần. Khoảng từ 2 cho tới 3 ngày là chúng sẽ khỏi ngay.
Biện pháp giúp phòng ngừa gà chọi bị đi ngoài
Sau khi đã nắm rõ được nguyên nhân mà gà chọi bị đi ngoài thì anh em hoàn toàn có thể tìm ra những cách phòng ngừa thật hiệu quả từ thức ăn cho tới nước uống và phần vệ sinh. Thức ăn cho gà phải đảm bảo luôn tươi mới, đúng hàm lượng các chất dinh dưỡng cung cấp sức khỏe cho chúng đá được tốt hơn.
Tránh phải dùng những thức ăn bị ôi thiu, chúng sẽ làm cho hệ tiêu hóa của gà không được tốt. Phần nước uống cũng cần thay thế thường xuyên để không bị dơ, vì lượng thức ăn rơi rớt vào đó nhiều.
Chú ý nhất vẫn là khâu vệ sinh máng thức ăn và chuồng trại thường xuyên, đảm bảo không có vi khuẩn có thể xâm nhập gây hại đường ruột. Với việc những người lạ vào thăm chuồng trại thì bạn cũng phải khử trùng thật cẩn thận để họ không mang theo vi khuẩn từ bên ngoài vào.
Kết luận
Tóm lại thì cách chữa gà chọi bị đi ngoài là không quá khó và người chăn nuôi hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên để có thể điều trị một cách nhanh chóng.
Hy vọng những thông tin mà tructiepdaga vừa cung cấp về màu sắc phân sẽ giúp cho anh em nhận biết được dấu hiệu gà bị bệnh và tìm ra được cách điều trị tương ứng nhanh nhất. Chúc cho anh em chơi gà đá gặp nhiều thành công và chăm sóc đàn gà của mình thật thuận lợi.