Gà bị yếu chân – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Hiện nay, tình trạng gà bị yếu chân diễn ra rất phổ biến. Nhận được nhiều thắc mắc của các anh em, tructiepdaga đã nghiên cứu và tìm ra được đầy đủ và chi tiết nhất nguyên nhân, cũng như dấu hiệu nhận biết và cách làm sao để chữa dứt điểm tình trạng gà bị yếu chân được nhanh nhất.

Mỗi nguyên nhân khác thì sẽ có cách chữa trị khác nên anh em cần phải tham khảo cho hết nhé.

Gà bị yếu chân có phải là đang bị bệnh?

Gà bị yếu chân - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

 

Đối với những trường hợp gà bị yếu chân xuất phát do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là những tác hại của các yếu tố bên ngoài tác động vào trong cơ thể gà. Bệnh gà bị run chân khá phổ biến hiện nay, không chỉ có tại Việt Nam mà nó  còn xuất hiện ở trên khắp thế giới hiện nay. Triệu chứng chú gà bị run chân xuất hiện từ những thuở sơ khai.

Hiện nay, phương pháp để có thể chữa trị bệnh cũng có rất nhiều, đây không phải là một căn bệnh gây ra chết chóc cho đàn gà. Nhưng nếu anh em là người nuôi gà đá để đi thi đấu thì đây lại là một vấn đề khá quan ngại. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến trận đấu của anh em, danh vọng cũng như tiền tài, lúc này tất cả sẽ đều bị “bốc hơi”. Nếu chẳng may gặp mà gặp phải tình trạng này thì đây là cách mà chúng tôi sẽ hỗ trợ giúp cho bạn.

Nguyên nhân dẫn đến việc gà bị yếu chân

Gà bị yếu chân - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

 

Có rất nhiều những nguyên dẫn đến gà bị yếu chân. Sau đây là một số những nguyên nhân chính và thường xuyên hay xảy ra khiến cho đôi chân của gà chọi bị yếu đi. Tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân mà anh em gặp phải, thì ta mới có được cách chữa trị đúng cách nhé.

Nguyên nhân dẫn đến gà bị yếu chân

  • Gà còn non tơ, chưa đủ tuổi và chưa được vần đòn vần hơi. Hoặc giai đoạn đầu khi vào huấn luyện gà thường sẽ bị yếu chân
  • Do gen di truyền hoặc do bẩm sinh
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, đúng cách.
  • Do tác động của ngoại lực: Trong chiến đấu, té ngã, bị tấn công bởi một số những loài vật khác.
  • Do một số các bệnh có liên quan đến chân gà như là bệnh lậu đế, đậu,…
  • Chế độ luyện tập quá sức, bị dồn ép cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc gà bị yếu chân

Trên là các nguyên nhân chính thường hay gặp dẫn đến gà chọi bị yếu chân. Nếu anh em nào mà gặp phải những nguyên nhân, trường hợp khác thì xin chia sẻ ở dưới bình luận để cho chúng tôi có thể bổ sung thêm nhé. Mỗi anh em đều có một cách nuôi, chăm sóc gà chọi khác nhau, đồng nghĩa với việc gặp phải những tình trạng, nguyên nhân, diễn biến dẫn đến gà chọi của mình bị yếu chân hoàn toàn khác nhau. Chúng tôi hướng dẫn dựa trên tinh thần góp ý chia sẻ, mọi sai sót xin các bạn lượng thứ.

Dấu hiệu để nhận biết – Triệu chứng khi gà bị yếu chân

 

Gà bị yếu chân - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Dấu hiệu khi gà chọi bị yếu chân là tương đối dễ nhận biết. Đây chỉ là triệu chứng hiện hữu, ta chỉ cần quan sát là đã có thể nhận biết được “cặp cán” của chiến kê chúng ta bị gì rồi. Tình trạng này khá phổ biến, không chỉ ở gà đá mà còn xuất hiện cả ở gà thịt, chim, vịt và một số những loại gia cầm tương tự, đây cũng là thông tin khá bổ ích cho một số “nhà nông” đấy.

100% dấu hiệu giúp nhận biết dựa vào dáng đi của gà như sau:

Gà ít vận động và đứng lì một chỗ, nếu như thấy gà ăn uống bình thường. Nói chung, xét về mọi mặt thì vẫn ổn, chỉ duy nhất mỗi tội đôi chân chân có vấn đề không chịu đi, thì đây chính là dấu hiệu bị yếu chân ở gà. Lười di chuyển cộng với việc anh em không phát hiện ra sớm thì càng ngày chân sẽ yếu hơn, “hư gà” và cuối cùng sẽ phải loại bỏ.

Gà đi không được vững, mất kiểm soát đôi chân. Lúc này thì vấn đề thần kinh có thể là yếu tố cấu thành tình trạng làm cho gà bị yếu chân.

Gà hoạt động bình thường bước đi bình thường nhưng bỗng dựng lại, chao đảo.

Gà chọi bị yếu chân sẽ có các bước đi vô cùng nặng nề, bỏ chân chậm hoặc khập khiễng.

Trong giao đấu, hay bị ngã, tiếp đất không được vững dẫn đến tình trạng thua cuộc xảy ra một cách thường xuyên.

Nặng nhất đó là bị liệt, đứng 1 chân hoặc chỉ đi bằng một chân. Đấy là dấu hiệu khi gà đã bị yếu chân khá nặng, khả năng là do yếu tố thần kinh.

Cách chữa trị gà bị yếu chân theo từng nguyên nhân

Gà bị yếu chân - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

 

Gà bị yếu chân có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh khác nhau, từ đó chúng ta cần phải biết được các tác nhân gây bệnh và đưa ra được các phương pháp chữa trị. Sau một thời gian dài nghiên cứu chúng tôi đã có được thứ mà anh em đang mong muốn suốt trong thời gian qua.

Do gà chưa vần đòn còn yếu

Đây là một chuyện thường khi một “đấu sĩ” chưa được tập luyện mà ra trận thì chúng ta có thể thấy thể lực bị thua kém hẳn với đối thủ. Đặc biệt đối với chiến kê thì lực chân là một yếu tố quan trọng nhất. Trường hợp này khá đơn giản và anh em cần phải cho gà tập luyện bài bản, theo chuyên môn xưa nay là được. Chớ có quá lo lắng.

Sử dụng những phương pháp như: om bóp vào nghệ cho gà chọi nhằm nâng cao được thể trạng gà.

Gà đá bị yếu chân do bị tai nạn

Trường hợp gà bị yếu chân do tai nạn thì là do anh em đã quá bất cẩn và vô tâm, các tổn thương do tai nạn gây ra cho chân thường sẽ là dập cơ, trật khớp và nặng hơn nữa đó là gãy. “Chó liền da và gà liền xương” anh em cần phải cố định chân và bổ sung thêm canxi cho chúng. Cho gà nghỉ ngơi và hạn chế chúng đi lại, nếu dập cơ thì anh em hãy xoa bóp rượu nghệ.

Di chứng của gà bị tại nạn như thế sẽ khiến cho gà chọi bị yếu chân. Khó có được khả năng có thể phục hồi nguyên vẹn như trước.

Chế độ dinh dưỡng không đúng cách

Gà thiếu lượng chất hoặc dư chất đều sẽ ảnh hưởng đến thể trạng của chúng. Nếu như nặng quá thì gà sẽ bị còi và chân run rẩy yếu đuối. Bổ sung đầy đủ lượng canxi và một số những thức ăn tươi sống nhằm nâng cao thêm giá trịnh dinh dưỡng, cụ thể là độ đạm. Nhớ là hãy nuôi nhốt, tắm nắng trong chuồng trại và chuẩn chỉnh để có thể  ổn định được sức khỏe của chúng và hạn chế tình trạng gà chọi bị yếu chân không thể thi đấu được.

Gà bị yếu chân do bị bệnh

Khá nhiều căn bệnh cũng khiến gà bị yếu chân như:  do bại thiệt thần kinh, bị kén hoặc bị lậu…

Nếu như gà bị lậu, kén thì anh em tiến hành loại bỏ đi phần đậu kén này. Khoanh vùng khu vực để tránh lây lan thêm, kết hợp bôi thuốc giúp tiêu diệt mầm bệnh.

Trường hợp gà bị liệt khá khó khăn trong đi lại, đây có thể do yếu tố bẩm sinh. Trường hợp có hy vọng hơn một chút thì anh em dùng rượu nóng, dầu gió để xoa bóp làm ấm chân. Lúc này thì mạch máu sẽ được lưu thông và tuần hoàn tốt giúp cho chúng có khả năng hồi phục nhanh hơn.

Gà bị yếu gối chữa trị như thế nào?

Yếu gối có thể do va chạm mạnh, xói bội hoặc bị trật khớp.. anh em làm lạnh để giúp giải đau và mong có được cơ hội bình phục như đầu. Thật ra, tình trạng gà bị yếu gối thì khó chữa trị được. Nên bạn cần phải chuẩn bị tâm lý.

Cách ngâm chân cho gà bị yếu chân

Gà bị yếu chân - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

 

Ngâm chân cho gà chọi nhằm mục đích tạo ra quá trình thẩm thấu bằng cách cho gà đứng bên trong hỗn hợp dược liệu do những sư kê pha chế. Lúc này thì các quá trình trao đổi chất sẽ được thẩm thấu dần dần thông qua lớp vảy chân của gà. Mục đích chính của quá trình này đó chính là giúp cho chân gà chọi của chúng ta không còn bị yếu nữa và ngày càng càng chắc rắn hơn nhiều.

Bài tập giúp phục hồi cho gà bị yếu chân

Cho gà chạy bội: Cần 2 con gà một con ở trong bội và một con bên ngoài bội. Sẽ có 2 lớp bội 1 nhỏ nằm ở trong và 1 lớn hơn thì nằm ngoài. Gà bị yếu chân sẽ được ở bên ngoài lồng. Chúng sẽ chạy quanh bội để có thể tấn công, đây là lúc giúp chúng tập luyện phục hồi khi chân gà bị yếu.

Tập gối bị yếu: Tung gà lên cao và cho chúng rơi tự do xuống, nhớ là cao khoảng chừng  50cm đổ lại thôi nhé. Lập lại khoảng 20 lần cho mỗi lần tập.

Kết luận

Gà bị yếu chân là một vấn đề khá phổ biến. Đồng ý với anh em, ai chơi gà đều cưng chúng như là “con”, bạn đừng quá xót xa mà tự ý điều trị một cách sai lầm để rồi bạn sẽ mất đi tất cả đấy.