Gà bị khò khè, hen suyễn là một chứng bệnh khá phổ biến và phát triển rất nhanh chóng ở gia cầm. Đặc biệt hôm nay tôi sẽ đề cập tới đó chính là gà. Cùng tructiepdaga đi tìm hiểu nguyên nhân cũng như các cách chữa trị bệnh khò khè ở gà để có thể kịp thời bảo vệ được vật nuôi của mình.
Mục Lục
Gà bị khò khè, hen khẹc là loại bệnh gì?
Đây là triệu chứng về hô hấp bị nhiễm khuẩn do yếu tố môi trường, di chứng, do chiến đấu và cũng có thể do lây truyền dịch bệnh. Đây là một chứng bệnh khá thông thường và rất dễ trị nếu như bạn có được những phương pháp kịp thời. Đừng nên quá lo lắng hãy đi tham khảo ngay bài viết này để có được các cách cứu vãn nhanh chóng.
Nguyên nhân dẫn đến việc gà bị khò khè, hen khẹc
Tình trạng gà bị đường hô hấp hen khẹc là một vấn đề phổ biến và thường xuyên xảy ra. Chính vì là một bệnh thông thường nên việc chữa trị là khá đơn giản. Nhưng các bạn cũng không nên quá chủ quan và tránh ảnh hưởng đến vật nuôi của mình nhé. Những nguyên nhân khiến cho gà bị nhiễm bệnh:
Khò khè nhiễm bệnh từ môi trường bên trong không khí
Đa số những bệnh về hô hấp thường sẽ lây qua không khí, chính vì thế mà khả năng xung quanh khu vực của bạn sinh sống sẽ xuất hiện nhiều chuồng trại bị nhiễm bệnh. Những dụng cụ tiếp xúc hoặc là những người chăn nuôi gà đang bị nhiễm tiếp xúc gần với đàn gà của bạn, cũng có thể do gà hàng xóm gần bạn bị nhiễm bệnh đi ăn cùng với đàn gà nhà bạn. Chính vì vậy mà cần có rào chắn khu vực chăn nuôi của bạn hợp lý, sát khuẩn thật thường xuyên.
Từ mẹ sang con
Trường hợp này tương đối là ít, nếu như chẳng may mà gặp phải trường hợp này thì gà con sẽ rất khó sống được đến lớn. Thường thì gà con sẽ nhiễm trùng phổi, rất hay bị khò khè, khó thở. Quyết đoán và loại bỏ ngay những chú gà bị nhiễm bệnh khò khè ở trong trường hợp này.
Sau khi tham gia vào các trận đấu
Sau khi chiến đấu, chẳng may mà bạn quên chăm sóc cho gà sau chấn thương như là: lau nước ấm, vỗ đờm, xoa thuốc để làm dịu được cơ bắp, sát trùng vết thương, bổ sung thêm chất dinh dưỡng, lúc này thì gà sẽ rất lâu khỏi và bị mốc nhiều. Ảnh hưởng đến thể trạng và dẫn đến gà bị suy nhược khò khè thở dốc.
Môi trường sống bị ẩm mốc, tù bí
Nguyên nhân thường xảy ra đó chính là môi trường sống của chúng. Gà sẽ bị khò khè, nếu như chúng sống trong môi trường ẩm thấp, thiếu đi ánh sáng và không được vệ sinh một cách sạch sẽ.
Triệu chứng của gà bị khò khè, hoặc hen khẹc
Hiểu được những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh khò khè ở đàn gà, các bạn cần phải nắm bắt ngay được những triệu chứng sau đó mới có thể phán đoán được tình trạng và mà có được các pháp đồ điều trị cho chú gà của mình nhé.
Gà bị khò khè nhiều đờm
Quan sát thấy gà có các dấu hiệu như thở khó, hay mở miệng khi thở, thở khá khó khăn. Lúc này đờm là nguyên nhân chính làm tắc cổ họng, làm tắt đi đường thở của chúng. Để có thể thở được, biểu hiện của chúng thường là lắc đầu mạnh để rẫy bỏ đi những dịch mũi mới có thể thở được.
Gà ủ rũ kém hoạt động, dáng lù đù
Tiếp theo, nếu như gà bị khò khè viêm nhiễm đường hô hấp thì chúng sẽ rất lười vận động ủ rũ hơn. Cơ thể tự điều tiết khiến cho chúng lười vận động và giảm tối đa quá trình hô hấp, thở nhẹ và chậm khiến cho chúng cảm thấy dễ chịu hơn.
Gà bỏ ăn, kém ăn cũng là triệu chứng của gà bị khò khè
Dấu hiệu chán ăn bỏ là một dấu hiệu chung thường thấy, không thể khẳng định được đây là tình trạng khò khè hay bệnh tiêu hóa hoặc là vấn đề khác mà bạn cần phải theo dõi thêm một vài những triệu chứng khác bên trên mà chúng tôi đã đề cập tới.
Rụng lông và xơ xác
Quá trình nhịn ăn lâu ngày sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu chất, dẫn đến tình trạng bị rụng lông đuôi và lông cánh mỗi ngày một nhiều dần.
Gà bị khò khè sưng mắt
Phổ biến thêm đó là những dấu hiệu giúp cho bạn có thể khẳng định được và phán đoán chuẩn 100% tình trạng gà của mình có phải bị mắc bệnh khò khè hay không. Đó chính là quan sát phần mắt và mũi, vòng xung quanh mắt sưng và nước mắt chảy, khu vực mũi bị vón cục.
Đây là một dấu hiệu gà bị khò khè, hãy nhanh chóng tìm cho mình được những cách xử lý bằng cách tham khảo những gì mà chúng tôi đã hướng dẫn đến cho các bạn ngay sau đây.
Thuốc đặc trị cho gà bị khò khè
Gà khò khè thì cho uống thuốc gì? bạn cũng đang lo lắng và suy tư rất nhiều về câu hỏi này. Thật sự gà bị khò khè nên cho uống thuốc gì nhanh khỏi, cũng như các phương pháp chữa trị sao cho phù hợp với tình trạng gà mà không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cũng như phát triển của gà sau này.
Mỗi cách chữa gà bị khò khè, hay hen suyễn đều có những ưu nhược điểm của nó, do bạn quyết định được này và mất kia. Cho nên hãy đưa ra các lựa chọn thật chính xác cho chiến kê của mình.
Đây là cũng là những cách thức chữa trị đường hô hấp khò khè dành cho tất cả các loại gà và cũng là một phương pháp chữa trị chung, cho nên các bạn có thể áp dụng được cho cả gà nuôi thịt bình thường nhé.
Thuốc tây điều trị gà bị khò khè
- Ery được sử dụng rất nhiều cho việc điều trị bệnh khò khè ở gà. Thời gian điều trị khoảng chừng 3-5 ngày là dứt cơn. Sử dụng trong vòng 2 ngày đầu mỗi ngày 1 viên chia đôi và cho uống vào sáng tối. Ngày thứ 3 uống 1 viên vào buổi sáng, hãy chú ý theo dõi tình trạng gà để cung cấp liều lượng sao cho phù hợp. Nếu gà đã tiến triển tốn bạn hãy giảm liều lượng lại.
- Premoxil 550 trị tăng, trị hô hấp Philippines thì chắc chắn sẽ hiệu quả. Bởi đây chính là nơi khởi nguồn của loại hình gà chọi. Chính vì vậy, các loại thuốc sẽ có hiệu quả và đặc trị hơn. Trị bệnh: Mỗi ngày 1v, dùng liên tục trong 7 ngày.
Dùng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là loại thuốc giúp ngăn ngừa, chữa trị gián tiếp giúp kìm hãm đi sự phát triển, thường dùng khi mà gà của bạn đang ở trong tình trạng bệnh nhẹ. Loại bỏ đi các tác nhân gây ra đờm, hen khẹc. Tạo ra thể trạng và sức đề kháng tốt hơn. Loại thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa cho gà bị khò khè được bán rất nhiều trên thị trường. Dưới đây là một loại kháng sinh được dùng phổ biến và được nhiều anh em sử dụng.
CRD-Pharm, Corymax-pharm, D.T.C Vit. trộn vào trong thức ăn hoặc là nước uống cho gà. Nếu gà mà không chịu ăn thì có thể nhét trực tiếp vào trong cổ họng là cách tốt nhất. Kết hợp dùng thêm Phartigum B (giảm sốt) hoặc là Phar-pulmovet (dễ thở) bạn cũng có thể cho gà nhà mình uống định kỳ nhằm mục đích ngăn ngừa.
Thuốc tiêm gà bị khò khè
Tiêm thuốc là một sự lựa chọn cuối cùng bạn nhé, quá trình tiêm thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thể trạng của gà sau này. GENTA COCK ( hen Tiêm) với công dụng tuyệt vời có thể trị dứt điểm tình trạng gà bị khò khè. Trường hợp tiêm cho gà bị khò khè là khi các bạn đã áp dụng hết các phương pháp trên mà không khỏi.
Cách chữa trị gà bị khò khè theo dân gian
Cách chữa gà bị hen khẹc theo những cách dân gian cùng với nhiều ưu điểm vượt bật, gà của bạn sẽ ít bị các di chứng hay tác dụng phụ của thuốc gây ra. Nhưng thời gian chữa trị lâu và mất rất nhiều thời gian. Như các bạn đã thấy, cái gì cũng đều có giá của nó, tùy theo tình hình gà bị hen khẹc, khò khò của anh em mà lựa chọn cách trị cho hợp lý.
Chữa hen cho gà bằng tỏi
Hiện nay trên thì trường có rất nhiều sản phẩm tinh dầu tỏi, thành phần chính đó là tinh dầu được chiết xuất trực tiếp từ tỏi tươi. Mang về hiệu quả cực kỳ nhé, loài này có thể sử dùng cho cả người và đàn gà của bạn luôn đấy, cách thức điều trị như sau.
- Đối với tinh dầu tỏi, anh em nhỏ 3 giọt vào miệng cho gà trước khi ăn vào mỗi buổi sáng và buổi tối.
- Đối với tỏi tươi, hãy đập dập và nhét trực tiếp vào miệng gà, bằng cách nào đó thì các bạn có thể đưa tỏi và bắt gà nuốt là được ngày 1 lần.
- Ngâm rượu tỏi hoặc mật ong ngâm tỏi dành cho gà bị khò khè. Dùng 2 cữ vào sáng và tối duy trì cho đến khi nào khỏi bệnh thì thôi.
Cách chữa gà bị khò khè bằng lá trầu không
Dùng 3 lá trầu không cùng với một ít muối cho vào cối giã thật nhuyễn, sau đó cho gà uống trực tiếp. Nhẹ thì thì khoảng 3 hôm và cực kỳ hiệu quả nhé. Nhét thẳng vào trong miệng gà đến khi quan sát thấy gà đã nuốt sạch. Dùng sáng 1 lần và tối 1 lần nhé.
Chữa gà bị khò khè nhẹ bằng củ gừng
Đối với con người chúng ta cũng vậy, gừng tươi có đặc tính ấm, có tác dụng giữ ấm cho cơ thể giúp tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh khò khè, hen khẹc, giảm đi các triệu chứng chảy mũi thông thường. Lưu ý, hãy sử dụng phương pháp này đối với trường hợp gà của bạn đang ở trong tình trạng nhẹ và không quá nguy kịch.
Cho gà uống ngày 2 lần vào sáng thức dậy và chiều trước khi ngủ, dùng liên tục trong 3-4 ngày, quan sát khi nào thấy trình trang giảm dần thì hãy cho uống tiếp đến khi dứt điểm thì thôi. Nếu tệ hơn thì bạn cần đổi sang một số phương pháp khác.
Các biện pháp giúp phòng ngừa gà bị khò khè
Tiêm phòng định kỳ
Thường xuyên tổ chức tiêm vắc xin giúp phòng bệnh cho gà như: gumboro, marek, hen, đậu, các loại dịch cúm trên gia cầm nghiêm trọng. Việc này sẽ giúp tạo ra tiền đề sau này để gà được phát triển nhanh chóng và sức đề kháng mạnh ngay từ nhỏ.
Chuồng trại đúng tiêu chuẩn
Chuồng trại phải thoáng mát, sạch sẽ, thuận tiện cho việc vệ sinh. Không để những chất thải tồn đọng quá lâu bên trong chuồng sẽ rất dễ phát sinh mầm bệnh. Dùng vôi bột rắc đều lên và ủ, giúp loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh.
Vỗ đờm sau khi chiến giúp phòng ngừa gà bị khò khè
Sau khi chiến đấu cơ thể hoạt động tối đa công suất lúc này sẽ có một lượng đờm dày đặc tồn đọng ở cổ họng gà. Chính vì thế, cách đề giảm khả năng gà bị khò khè đó chính là dung nước ấm vô họng cho gà.
Hoặc dùng cọng lông ngoáy đờm cho chúng. Nếu để cho đờm tồn đọng mà chúng ta không tiến hành vỗ đờm, lâu ngày gà sẽ bị nhiễm trùng và dẫn tới trường hợp bị khò khè, hen khẹc.
Đề phòng các nguyên nhân lây nhiễm từ bên ngoài
Hầu hết các khu vực ngoại ô vùng nông thôn nhà nhà đều nuôi gà, người người đều nuôi gà. Nếu chẳng may mà một trong những hộ gần khu vực bạn sinh sống bị mắc bệnh, thì bạn chắc chắn sẽ không ngoại lệ đâu đấy. Nắm bắt được thông tin, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Cách ly những cá thể gà đang có dấu hiệu bị khò khè ra ngoài một khu vực riêng biệt. Tránh để lây lan ra nhé. Không nuôi nhốt gà bị bệnh chung với gà khỏe mạnh trong bất kỳ trường hợp nào
Bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng để giúp ngăn ngừa gà bị khò khè
Cung cấp và bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng cho đàn gà, có một chế độ ăn hợp lý. Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất xơ, tinh bột, thực phẩm tươi sống, giá, thịt bò… Kết hợp cùng với các bài tập rèn luyện sức khỏe. Thường xuyên om bóp vào nghệ, ngãi giúp cho gà giúp có da săn chắc. Hãy nhớ dành một ít phút massage cho gà khoản 10 phút nhé.
Kết luận
Hy vong toàn tập về căn bệnh “gà bị khò khè” đã có thể giúp được anh em từ các tác nhân gây bệnh, triệu chứng phát hiện, cũng những các cách thức chữa trị và ngăn ngừa một cách triệt để. Chúc cho tất cả các bạn thành công!