Cách trộn cám đậm đặc cho gà đầy đủ chất dinh dưỡng, hiệu quả cao

Cách trộn cám đậm đặc cho gà là một cách làm thức ăn phổ biến và được các chủ trang trại nuôi gà áp dụng hiện nay. Đây là loại thức ăn phù hợp dành cho tất cả giống gà tùy theo tỷ lệ pha trộn khác nhau thì sẽ cho ra từng loại thức ăn, dành cho các độ tuổi và giống gà khác nhau.

Định nghĩa cách trộn cám đậm đặc cho gà?

Cách trộn cám đậm đặc cho gà đầy đủ chất dinh dưỡng 1

Cách trộn cám đậm đặc cho gà được hiểu đó chính là cách trộn các loại thức ăn có tỷ lệ protein cao, giàu khoáng, vitamin…phối hợp trộn với các loại bột ngũ cốc theo tỷ lệ phù hợp để thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nuôi các loại gà.

Những loại thức ăn đậm đặc cho gà được chế biến từ những thực phẩm đa dạng như là từ bột cá, bột thịt xương, vitamin, khoáng, hương liệu hay chất kết dính… Những chất này được pha trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định, thông thường thì thức ăn đậm đặc sẽ được trộn cùng với tỷ lệ 25-30% còn 65-75% còn lại là những loại bột ngũ cốc.

Các cách trộn cám đậm đặc cho gà phổ biến nhất

Cách trộn cám đậm đặc cho gà đầy đủ chất dinh dưỡng 2

Nếu như mà trước đây gà thường được nuôi nhỏ lẻ cùng với những điều kiện chăm sóc không quá cao, gà sẽ được ăn những loại thức ăn có sẵn như là thóc, gạo, cơm nguội,.. Những loại thức ăn này đều được vãi trên sàn, nuôi theo cách này thì gà sẽ sạch bệnh, không bị thừa cân. Tuy nhiên thì lượng trứng gà cung cấp sẽ không nhiều và gà thường chậm lớn, thiếu cân, không phù hợp với chăn nuôi ở trong trang trại. 

Chính vì thế, các cách phối trộn thức ăn đậm đặc cho gà được ra đời đảm bảo cho gà có được khẩu phần ăn hợp lý và tuân theo nhu cầu dinh dưỡng của gà giúp cho gà có được thể trọng tốt hơn, sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, nhanh lớn, đẻ trứng đều và nhiều trứng hơn so với cách nuôi truyền thống. Dưới đây là những cách phối trộn mang về hiệu quả đã được nhiều người nuôi gà áp dụng mang lại hiệu quả cao trong quá trình nuôi.

Giai đoạn gà từ 5 cho đến 30 ngày tuổi

Những nguyên liệu để pha trộn thức ăn cho gà trong giai đoạn này gồm có:

Cám gạo: 25%

Cám ngô : 62%

Đạm hoặc cá ủ men: 10%

Men vi sinh: 3%

Cách thức để cho gà ăn được thực hiện cụ thể như sau:

Từ 5 đến 7 ngày cho ăn ngày khoảng từ 10-20% thức ăn tự trộn và 80-90% thức ăn viên. Sau đó, tỷ lệ này sẽ thay đổi từ khi 7- 10 ngày tăng lượng thức ăn tự trộn lên tầm 25-30% và 70-75% thức ăn viên. Bên cạnh đó, giai đoạn từ 10-30 ngày, cho gà ăn tăng dần lượng thức ăn trộn tự trộn đến khi nào tự trộn hoàn toàn, cắt khẩu phần cám viên.

Giai đoạn từ 30 ngày cho đến 60 ngày tuổi

Đây là giai đoạn gà đang phát triển nhanh, về trọng lượng cũng như sức khỏe của gà chịu sự tác động mạnh mẽ ở trong giai đoạn này. Chính vì vậy, nguyên liệu và cách trộn cám đậm đặc cho gà trong giai đoạn này cần phải bao gồm:

Rau: 20%

Cám ngô: 55%

Cám gạo: 15%

Đạm: 10%

Men vi sinh: 3%

Các chủ trại hãy chú ý trong giai đoạn này nếu như dùng cám đậm đặc thì phải nên ủ men từ cám ngô, cám gạo sau đó thì trộn với 6 đến 7kg cám đậm đặc để cho gà ăn.

Nếu cho gà ăn cá thì phải nên nấu chín trước khi khi trộn, cá sau khi nấu chín thì trộn với men vi sinh, để khoảng 2-3 giờ sau đó ủ men từ 2-3 ngày trước khi đem cho gà ăn. Cho gà ăn trong khoảng thời gian này sẽ thấy được đàn gà phát triển một cách rất nhanh chóng, rõ rệt nhất. Vì thế, mỗi người nuôi gà cần tìm hiểu thêm về lượng thức ăn cho gà để đảm bảo chất dinh dưỡng cho gà sau này.

Giai đoạn từ 60 ngày cho đến lúc xuất chuồng

Trong giai đoạn này chủ trại sẽ tùy vào từng giống gà và mục đích chăn nuôi mà có được những cách trộn cám đậm đặc cho gà là khác nhau. Sự thay đổi của nguyên liệu có thể phụ thuộc vào việc gà nuôi để lấy thịt hay là nuôi để lấy trứng. Vì thế, nguyên liệu cơ bản sẽ thường gồm:

Chất xơ: 25-30%

Cám ngô: 45-50%

Cám gạo: 15%

Đạm: 10%

Những chất này thường có ở trong cám gà để thực hiện một quá trình trộn cám đậm đặc. Gà trong giai đoạn này sẽ không cần quá nhiều chất dinh dưỡng, nhưng phải đủ để đảm bảo được trọng lượng cũng như là chất lượng trứng được ổn định. Vì thế, cách trộn cám đậm đặc cho gà ở giai đoạn này ảnh hưởng khá lớn đến quá trình xuất chuồng hoặc là đẻ trứng.

Những dạng trộn cám đậm đặc dành cho gà

Cách trộn cám đậm đặc cho gà đầy đủ chất dinh dưỡng 3

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dành cho gà có các dạng: dạng bột, dạng mảnh hoặc là dạng viên. Ở dạng nào thì kích cỡ hạt nghiền còn lại ở trên mắt sàng có đường kính lỗ 2mm, % khối lượng không được lớn hơn 5% cho gà con và 10% cho gà lớn.

Những hạt thức ăn bé thì tỷ lệ hấp thụ thấp và ngược lại những hạt lớn tỷ lệ hấp thu cao hơn. Khi mà ép viên có kích cỡ bằng nhau thì gà ăn được nhiều hơn, phù hợp với những động tác mổ thức ăn của gà. 

Ở dạ dày tuyến tiết dịch trypsin và axit clohydric để có thể tiêu hóa thức ăn, hạt thức ăn càng lớn thì tiết dịch càng nhiều – gọi dạ dày tuyến là “dạ dày hóa chất” của gia cầm. Ở dạ dày cơ, hạt thức ăn càng to thì kích thích động tác nghiền càng mạnh.

Từ dạ dày di chuyển sang ruột hạt thức ăn sẽ chỉ còn 0,5 – 1mm. Thức ăn có mức năng lượng thấp được ép viên có tác dụng rất tốt cho tiêu hóa, nếu có mức năng lượng cao thì đóng viên thức ăn là không có tác dụng.

Cách trộn cám đậm đặc cho gà đến từ những sư kê 

Cách trộn cám đậm đặc cho gà đầy đủ chất dinh dưỡng 4

Cách trộn cám đậm đặc cho gà chọi sẽ giúp cho gà nhanh lớn và khỏe mạnh hơn. Tùy vào từng loại thức ăn mà tỷ lệ phần trăm và khẩu phần ăn của gà chọi cũng sẽ khác nhau. Dựa theo kinh nghiệm nuôi gà chọi lâu năm của các sư kê ta sẽ có công thức pha trộn thức ăn như sau:

Đối với pha trộn thức ăn dạng khô thì ta có công thức: Bột xương, cá 10-15%; Bột ngô 50-60%; Bột cám gạo 15-20% còn lại là rau xanh.

Đối với thức ăn dạng ướt thì cần phải sử dụng ngay để mang lại hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất, công thức dạng này bao gồm: Bã bia, bỗng rượu 25-30%; Ngô mảnh, ngô hạt hoặc là bột ngô 35-40%; Bột xương cá, phụ phẩm chế biến là 10% còn lại là rau củ, quả, vitamin.

Kết luận

Với những chia sẻ của tructiepdaga qua bài viết, hy vọng các chủ trại, các sư kê đã có thêm những kiến thức về cách trộn cám đậm đặc cho gà và qua đó nắm được những cách trộn cám hiệu quả mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình chăn nuôi.