Bệnh sưng phù đầu ở gà – Cách chữa và phòng bệnh hiệu quả

Hiện tượng bệnh sưng phù đầu ở gà (Coryza) rất phổ biến, là một trong những căn bệnh khiến cho quá trình sinh trưởng và phát triển của gà bị chậm thậm chí ảnh hưởng đến mạng sống của gia cầm nói chung và gà nói riêng.

Sau đây, xin mời tất cả các bạn cùng đi tìm hiểu những nguyên nhân, triệu chứng cũng như các cách điều trị bệnh phù đầu ở gà như thế nào để có thể đạt hiệu quả cao nhất nhé.

Bệnh sưng phù đầu ở gà là loại bệnh gì?

Bệnh sưng phù đầu ở gà - Cách chữa và phòng bệnh hiệu quả 1

Bệnh sưng phù đầu ở gà gây ra là do vi khuẩn Gram âm Haemophilus gallinarum. Điểm có lợi dành cho chúng ta đó là vi khuẩn này không tồn tại được lâu trong môi trường bên ngoài cơ thể của vật nuôi.

Đây là dạng bệnh viêm xoang truyền nhiễm và gây ra sổ mũi ở gà. Độ tuổi ở gà dễ mắc phù đầu đó là trên 1 tháng tuổi, khả năng mắc bệnh cũng sẽ tăng dần theo độ tuổi.

Khi mắc bệnh Coryza và đồng thời cũng sẽ rất dễ mắc thêm các bệnh thường gặp như E.Coli, thương hàn, gà bị khò khè, CRD… vì đây đều là những vi khuẩn đã tồn tại sẵn ở trong chuồng trại và cơ thể của gà, nếu như không được vệ sinh và diệt khuẩn định kỳ.

Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến việc gà bị sưng phù đầu là do APV hay còn gọi là Avian pneumovirus , là một ARN virus gây bệnh trên đường hô hấp dẫn đến bệnh sưng phù đầu ở gà. Vi khuẩn này được phát hiện vào những năm 1970 tại Nam Phi và dần lan rộng ra những vật nuôi khác.

Hầu hết các bệnh hô hấp đều có tốc độ lây lan rất cao. Tỷ lệ chết còn tùy thuộc vào mầm mống bệnh kế phát. Chính vì vậy, việc đầu tiên các bạn cần làm khi mà thấy gà có dấu hiệu bị sưng phù đầu đó chính là chẩn đoán xem chúng đang mắc phải tình trạng gì, rồi từ đó có được những cách thức điều trị để cứu vãn kịp thời.

Bạn tuyệt đối không được lơ là chủ quan, để tránh tình trạng bệnh sưng phù đầu ở gà có thể kết hợp cùng với những bệnh khác gây ra thiệt hại nặng về cho đàn gà của anh em.

Nguyên nhân của căn bệnh sưng phù đầu ở gà

Bệnh sưng phù đầu ở gà - Cách chữa và phòng bệnh hiệu quả 2

Việc đầu tiên để có thể chữa trị bệnh phù đầu ở gà đó chính là đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn bệnh, rồi bắt đầu tìm cách triệt tiêu nguồn gốc gây bệnh trước và sau đó mới tiến hành điều trị nhé. Nếu các bạn không xử lý dứt điểm nguyên nhân thì đàn gà vẫn sẽ bị nhiễm bệnh lúc này bạn cứ chữa được con này thì con khác lại bị.

– Lây nhiễm từ những đàn gà bệnh sang đàn gà khỏe hoặc là do sự tiếp xúc giữa người nuôi với người nuôi. Chính vì vậy, cần cách ly những cá thể đã nhiễm bệnh sưng phù đầu ra và điều trị riêng.

– Chất thải vẫn là một trong số những nguyên chính, phân đã nhiễm bệnh và quá trình tiếp xúc sẽ làm lây bệnh một cách nhanh chóng và khóc có thể kiểm soát hơn mà anh em cần chú ý.

– Lây qua đường ăn uống: gà mắc bệnh sẽ thường xuyên lắc mạnh đầu và bị chảy nước mũi văng vào trong thức ăn dẫn đến những con ăn chung sẽ bị nhiễm bệnh sưng phù đầu ở gà, sẽ rất dễ dàng lây lan sang những con khác trong chuồng với tốc độ nhanh chóng mặt.

Triệu chứng chẩn đoán khi bị bệnh sưng phù đầu ở gà

Bệnh sưng phù đầu ở gà - Cách chữa và phòng bệnh hiệu quả 4

Chẩn đoán những triệu chứng bệnh sưng phù đầu ở gà:

Sưng phù đầu (Coryza): ủ bệnh trong thời gian khá lâu từ 2 đến 10 ngày

  • Gà bỏ ăn, không hoạt động nhiều được như bình thường, mà thay vào đó là nằm ủ rũ tại một chỗ và rất ít khi di chuyển.
  • Sẽ có bã đậu tập trung ở vùng xoang mũi và xoang dưới mắt, tỷ lệ chết thấp. Thông thường triệu chứng của các loại bệnh sưng phù đầu ở gà sẽ là khác giống nhau. Đòi hỏi các bạn cần phải có chuyên môn kinh nghiệm hoặc có thể nhờ sự tới sự trợ giúp của các cán bộ thú ý nhé.

Hội chứng sưng phù đầu do APV: ủ bệnh trong khoảng thời gian rất ngắn khoảng 3 ngày

  • Triệu chứng thường gặp nhất đó là mắt gà có bọt trắng, chảy nước mắt, viêm mũi tắc mũi, viêm kết mạc mắt nặng và bã đậu bên dưới da đầu. Âm rale khí quản; Sưng phù đầu và vùng mặt, run đầu. Có trường hợp bị liệt chân, trẹo cổ và đa phần bệnh sưng phù đầu ở gà đều sẽ làm cho những cá thể bị bệnh nhìn trông rất ốm yếu.
  • Đối với những chú gà đẻ trứng thì bệnh sưng phù đầu này lại làm ảnh hưởng lớn tới buồng trứng của gà mái, khiến nó bị biến dạng và teo nhỏ lại. Dẫn tới sản lượng trứng bị giảm đáng kể cũng như chất lượng trứng cũng không còn được giống gà khỏe mạnh.

Cách chữa trị bệnh sưng đầu ở gà mang lại hiệu quả nhất

Đối với những căn bệnh mà khó chữa trị như bệnh sưng đầu ở gà thường thì sẽ không có những biện pháp chữa bệnh bằng cách dân gian, mà sẽ sử dụng thuốc tùy vào tình trạng bệnh của gà tại thời điểm đó mà áp dụng. Những phương pháp dân gian chỉ được áp dụng để làm biện pháp phòng ngừa và điều trị đối với những tình trạng bệnh sưng đầu gà dạng nhẹ.

Tuy nhiên chúng tôi khuyên chân thành đến các bạn, đã đam mê gà cũng như các hộ chăn nuôi gà thì hãy tuân thủ những kỹ thuật chăn nuôi, đảm bảo thực hiện đúng đủ các biện pháp ngừa bệnh chắc chắn 100%. Tránh các trường hợp hối tiếc thì cũng đã muộn.

Thuốc đặc trị bệnh sưng phù đầu ở gà

Hiện nay có rất nhiều những phương pháp điều trị bệnh sưng phù đầu ở gà, mỗi cá nhân hoặc tổ chức sẽ có được một số cách chữa trị khác nhau. Sau đây phó giáo sư tiến sĩ – nguyên viện trưởng viện thú ý Việt Nam: Trương Văn Dung có đưa ra bài thuốc cũng như là cách giúp chữa bệnh gà bị sưng phù đầu để anh em có thể áp dụng.

  • Đối với con bị nặng cần phải được cách ly riêng và dùng thuốc ENROFLOXACIN + KANAMYCIN hoặc OXYTETRACYCLINE + KANAMYCIN tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 – 5 ngày. Đối với các con bị nhẹ dùng GLUCO – C + VITAMIN TỔNG HỢP.
  • Thường xuyên bổ sung thêm MEN TIÊU HÓA + VITAMIN ADE + VITAMIN BCOMPLEX + KHOÁNG CHẤT PREMIX.

Các bạn nhớ hãy theo dõi tiến trình diễn biến của bệnh sưng phù đầu ở gà, để có thể đưa ra được liều lượng cần thiết nhất cho mỗi cá thể, nếu sau khi dùng thuốc một vài ngày rồi mà tình trạng không khỏi, bạn cần phải tìm hiểu thêm một số phương pháp khác mạnh hơn như tiêm chẳng hạn.

Phương pháp phòng chống bệnh sưng phù đầu ở gà

Bệnh sưng phù đầu ở gà - Cách chữa và phòng bệnh hiệu quả 6

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, cách để giúp hạn chế được bệnh tật đó chính là đề phòng và ngăn ngừa trước khi mà bệnh xảy ra. Chính vì vậy, anh em chơi gà đừng quá chủ quan khi thấy gà cưng đang phát triển khỏe mạnh mà cho rằng chúng sẽ không sao.

Bệnh dịch không chừa sót một ai, chính vì vậy để giảm thiểu đi khả năng phát bệnh cụ thể là bệnh sưng phù đầu ở gà đó chính là cách PHÒNG NGỪA.

Để có thể phòng ngừa hiện nay chúng tôi có hỗ trợ được hầu hết các dòng thuốc, giúp bổ sung vitamin để ngừa bệnh sưng phù đầu ở gà. Đặc biệt lưu ý khi mà gà đã khỏi bệnh thì vẫn có khả năng tái nhiễm, trong giai đoạn này cần cách ly gà nuôi riêng ở trong một chuồng khác một thời gian nhé.

Thường xuyên vệ sinh khu vực sinh sống, dụng cụ cho ăn, nguồn nước, phun thuốc sát khuẩn định kỳ NAVETKON-S hoặc là BENKOCID định kì 2 lần trên tuần, nếu như khó khăn thì bạn rải vôi cũng được nhé.

+ Chuồng gà cần được xây dựng ở nơi thoáng mát, đảm bảo số lượng gà trong một khu vực nuôi, tránh trường hợp nuôi nhốt quá nhiều gà trong cùng một không gian chật hẹp.

+ Thức ăn phải được bảo quản ở nơi khô ráo và còn thời hạn sử dụng. Anh em cũng chú ý tới nguồn nước để vệ sinh tắm rửa cho đàn gà cũng phải được đảm bảo an toàn, sạch sẽ

+ Tránh cho gà bệnh tiếp xúc cùng với gà khỏe.

+ Dùng kháng sinh có phổ khuẩn rộng trộn cùng với lượng thức ăn, kết hợp với vitamin và khoáng chất để hòa vào nước. Tạo ra sự thoải mái và thư giãn cho gà.

+ Điều trị triệu chứng – tức là quan sát những dấu hiệu, triệu chứng gì mà lựa chọn thuốc, biện pháp thật phù hợp để loại bỏ triệu chứng đó.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chứng bệnh sưng phù đầu ở gà mà tôi cho rằng sẽ rất hữu ích cho những anh em đam mê gà nói riêng và cả những bà con đang chăn nuôi gà nói chung.

Bài viết này là toàn bộ những kinh nghiệm của tructiepdaga có được trong quá trình chăm sóc gà, chia sẻ tới cho anh em để có thể giúp anh em chủ động hơn trong quá trình chăn nuôi và chăm sóc gà. Chúc tất cả anh em thành công