Bệnh Newcastle ở gà hay còn gọi là niucatson, niu-cat-xơn hay bệnh gà rù là một trong số những bệnh chính của gia cầm, có mặt ở hầu hết các nơi trên thế giới và gây thiệt hại về kinh tế là khá lớn, giảm sản xuất và cấm vận buôn bán.
Bệnh Newcastle ở gà được WHO – Tổ chức Y tế thế giới xếp vào trong danh sách các bệnh cần phải quan tâm nhất hiện nay cho gia cầm.
Mục Lục
- 1 Bệnh Newcastle là gì?
- 2 Dịch tễ bệnh Newcastle ở gà
- 3 Những chủng Newcastle hiện nay
- 4 Dấu hiệu giúp nhận biết bệnh Newcastle ở gà
- 5 Khám nghiệm bệnh tích khi mắc bệnh Newcastle ở gà
- 6 Cách chuẩn đoán bệnh gà rù – Newcastle một cách chính xác
- 7 Phòng ngừa và điều trị bệnh Newcastle ở gà
- 7.1 Thuốc đặc trị bệnh Newcastle ở gà
- 7.2 Biện pháp giúp phòng ngừa bệnh Newcastle ở gà
- 7.3 Kiểm soát, cách ly gia cầm mới
- 7.4 Tránh tiếp xúc với những loài khác, chim, đàn gà khác
- 7.5 Khoanh vùng chuồng trại đúng cách giúp phòng ngừa bệnh Newcastle ở gà
- 7.6 Vệ sinh Dụng cụ và những thiết bị đúng cách
- 7.7 Tránh xa các loài gặm nhấm và chim hoang dã
- 7.8 Thiết lập thêm các khu vực quản lý chất thải
- 8 Kết luận
Bệnh Newcastle là gì?
Bệnh Newcastle ở gà được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1926 tại Indonesia, nhưng sau đó nó đã được đặt tên theo thị trấn Newcastle upon Tyne, Anh, nơi bệnh dịch xảy ra vào năm 1927.
Bệnh Newcastle (ND) là một căn bệnh do vi-rút rất dễ lây lan, hay còn được gọi là viêm não phổi. Là một căn bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra và ảnh hưởng đến cả chim nhà và chim hoang dã trên toàn thế giới. ND là do vi rút của bệnh Newcastle (NDV), hay còn được gọi là vi rút paramyxovirus ở gia cầm (APMV). NDV thuộc vào giống Avulavirus trong họ Paramyxoviridae . Có rất nhiều chủng NDV khác nhau.
Newcastle là một căn bệnh có con đường lây truyền giữa gia cầm và chim hoang dã, hoặc khi đi bám trên quần áo hoặc giày dép của những người ở gần động vật bị nhiễm bệnh. Đối với những chủ sở hữu gia cầm đây là một căn bệnh không có cách nào điều trị lúc bấy giờ.
Lịch sử bệnh Newcastle ở gà
Bệnh Newcastle lần đầu tiên được xác định ra ở Java , Indonesia, vào năm 1926 và ở Newcastle-upon-Tyne , Anh, vào năm 1927. Tuy nhiên, nó có thể đã rất phổ biến vào đầu những năm 1898, khi mà một căn bệnh quét sạch đi tất cả gà nhà ở tây bắc Scotland.
Tại Việt Nam bệnh newcastle ở gà xuất hiện từ khá lâu, Năm 1949 Jacotot và Le Louet đã chứng minh có virus Newcastle ở Nha Trang, sau khi ông nghiên cứu nuôi cấy phôi trên gà.
Ông Nguyễn Lương và Trần Quang Nhiên đã nghiên cứu và tìm thấy bệnh dịch này ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, đã chứng minh chắc chắn rằng bệnh Newcastle đã xuất hiện ở tại Việt Nam.
Theo ghi chép, virus niu-cat-xơn gây ra những trận đại dịch vào năm 1970 ở nông trường An Khánh, đầu năm 1974 ở Đông Anh, Hà Nội, Hải Phòng là do virus có độc lực cao Newcastle gây ra.
Tại tỉnh Hậu Giang trong những năm 2011 vi bị nghi ngờ và đã làm xét nghiệm kết quả cho thấy có 23 đàn gà đã mắc bệnh Newcastle, có từ 35 đàn nghi ngờ.
Mãi cho đến nay, VN vẫn còn ghi nhận rất nhiều nơi nhiễm bệnh newcastle trên gia cầm, gây ra thiệt hại nặng nề cho các chủ nông trại lớn tại đất nước ta.
Dịch tễ bệnh Newcastle ở gà
Đối tượng có thể nhiễm bệnh xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi ở trên gia cầm, trong tự nhiên những động vật khác như chim, cò đều có khả năng bị nhiễm bệnh.
Đặc biệt một số những dòng khác như cò, ngan cũng đều sẽ bị nhiễm virus Newcastle và khó có thể phát hiện triệu chứng dẫn đến tình trạng phát hiện thì đã quá muộn.
Bệnh lây truyền thông qua phân của gia cầm bị nhiễm bệnh và những dịch tiết từ mũi, miệng và mắt. Căn bệnh này lây lan chủ yếu thông qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa những con gia cầm đang khỏe mạnh và chất thải từ cơ thể của những con gia cầm đang bị nhiễm bệnh.
Vật liệu mang virus niu-cát-xơn cũng có thể bị dính trên giày và quần áo của bạn và lúc này, chính bạn lại là người mang mầm bệnh đi khắp nơi.
Do vậy, các con đường lây truyền có thể xảy ra bao gồm: tiếp xúc giữa gia cầm và cả qua chuyển động của các loại phương tiện, thiết bị, phân, thức ăn và nguồn nước bị ô nhiễm.
Đặc biệt lưu ý: Virus có thể tồn tại vài tuần bên trong môi trường ấm và ẩm ướt trên lông chim, phân và những vật liệu khác.
Bệnh làm lây lan khi mà tiếp xúc trực tiếp với chất dịch trên cơ thể của gia cầm bị nhiễm bệnh, đặc biệt là phân của chúng. Bình xịt khuẩn hay là bất kỳ dụng cụng nào mà bạn sử dụng tại chuồng trại nhiễm bệnh đều sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh.
Khả năng gà bị rù Newcastle chết còn tùy thuộc vào độc lực gây bệnh của chúng. Nếu mạnh thì khả năng chết lên tới 70 đến 90%.
Những chủng Newcastle hiện nay
Từ chủng Newcastle gốc dựa vào vật chủ và những điều kiện sống hiện tại, các biến thể của bệnh phát triển hàng loạt. Dẫn tới tình trạng mất kiểm soát xảy ra, cùng điểm qua những biến chủng của niu cát xơ, bệnh gà rù hiện nay.
Thể Baudette – dòng virus Newcastle có độc lực vừa
- Xuất hiện trên những đàn gà nhỏ
- Tỷ lệ tử vong thấp
- Vẫn là dấu hiệu co giật, mất kiểm soát khi đi đứng.
Thể virus Newcastle phá hủy hệ thống đường ruột đây là thể Doyle
Biểu hiện của biến thể này đó là bị sưng, mặt phù lên, chảy nước mắt và nước mũi và lên cơn co giật, không thể đi lại được. Đi ngoài có phân màu xanh lá nặng thì có thể kèm cả máu. Khả năng bị chết cao.
Thể virus Newcastle tác động trực tiếp tới dây thần kinh đây là Thể Beach
Một khi đã tác động lên hệ thống thần kinh thì tỷ lệ tử long lên đến 99%. Tình trạng cấp tính, mất kiểm soát và co giật.
Thể virus Newcastle ngăn cản sự hô hấp – Thể Hitchner
- Mức độ nhẹ
- Tác động hô hấp.
- Khả năng chết thấp
Thể đường ruột và tiêu hóa
- Triệu chứng không được rõ ràng để nhận biết.
- Đại diện ở dòng này là Ulster 2C dùng để làm vaccine.
Dấu hiệu giúp nhận biết bệnh Newcastle ở gà
Những dấu hiệu lâm sàng ở những con gia cầm bị ảnh hưởng có thể là không hoàn toàn giống nhau. Bệnh có thể biểu hiện ở những dạng rất cấp tính, khởi phát đột ngột và tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh nhẹ thường sẽ đi cùng với các biểu hiện như là suy hô hấp hoặc giảm sản lượng trứng là những dấu hiệu lâm sàng duy nhất giúp ta có thể phát hiện được. Một dạng bệnh Newcastle ở gà dưới lâm sàng (không có triệu chứng) và rất nhiều dạng trung gian của bệnh cũng có thể xảy đến. Các dấu hiệu chính đó là:
- Hắt xì
- Ho, thở gấp, phân lẫn máu, đầu bị nghẹo sang một bên
- Chảy nước mũi
- Ho khan
- Tiêu chảy phân xanh, chảy nước
- Rù
- Run cơ
- Đôi cánh rủ xuống
- Gà sốt cao 42,5 – 43oC
- Hoàn toàn tê liệt
- Sưng các mô quanh mắt và ở cổ
- Niêm mạc khí quản và mũi có dịch rỉ viêm, xuất huyết lấm chấm
- Đột tử
- Tăng số lượng tử vong ở trong một đàn
- Có triệu chứng thần kinh, đi đứng không được vững, mổ không trúng thức ăn
- Ở gà đẻ trứng có thể giảm một phần hoặc hoàn toàn sản lượng trứng và cho ra trứng có vỏ mỏng năng suất kém.
Khám nghiệm bệnh tích khi mắc bệnh Newcastle ở gà
Có các tổn thương bạch hầu xuất huyết trên toàn bộ của đường tiêu hóa, từ mỏ đến hậu môn. Những vết xuất huyết tại mề là đáng được chú ý. Có rất nhiều chất nhầy, bao phủ bởi chất nhầy dày và có lốm đốm xuất huyết, tụ tập ở đoạn mề và thực quản.
Ruột có những dấu hiệu hoại tử, xuất huyết.
Niêm mạc miệng, hầu, họng, khí quản bị xuất huyết, viêm và phủ màng giả fibrin
Não viêm xuất huyết.
Gan chỉ có một số những điểm hoại tử màu vàng nhạt.
Viêm tắc nghẽn mạch máu và xuất huyết. Tỷ lệ chết lên đến 79-100%.
Dịch hoàn, buồng trứng bị xuất huyết thành từng vệt và từng đám.
Xuất huyết tại màng thanh dịch như: bao tim, xoang ngực, bề mặt của xương ức.
Cách chuẩn đoán bệnh gà rù – Newcastle một cách chính xác
Virus Newcastle không hoàn toàn chẩn đoán được khi dựa trên các dấu hiệu lâm sàng hoặc các tổn thương tử thi . Để có được chẩn đoán đúng, xác định xem gà có bị nhiễm NDV hay không, một trong ba sự kiện sau cần phải được xác nhận thông qua các xét nghiệm đặc biệt bên trong phòng thí nghiệm:
- Nhận dạng và phân loại vi rút.
- Kiểm tra tổn thương bên trong.
- Phản ứng của huyết thanh học: Phản ứng HA, HI và phản ứng trung hòa.
- Sử dụng một số những loại máy móc hỗ trợ. Phương pháp PCR cho ra kết quả sau 1-2 giờ.
Phòng ngừa và điều trị bệnh Newcastle ở gà
Sau đây tructiepdaga sẽ chia sẻ những cách phòng ngừa hiệu quả nhất cũng như là phương thức để chữa trị gà bị bệnh Newcastle ở gà theo chuẩn WHO. Mời các bạn hãy cùng xem qua
Thuốc đặc trị bệnh Newcastle ở gà
Vì bệnh Newcastle ở gà là một loại bệnh nhiễm trùng do vi rút cho nên hiện nay không có phương pháp nào điều trị. Thuốc kháng sinh đôi khi cũng được sử dụng để kiểm soát những bệnh nhiễm trùng thứ phát do các vi khuẩn gây ra.
Một loại vắc-xin đang có sẵn cho các loài gà và được sử dụng rất thường xuyên cho các đàn gia cầm của bạn. Mặc dù điều này có thể làm giảm đi mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng nó lại không hoàn toàn ngăn ngừa được tuyệt đối.
Chính vì vậy, bạn hãy làm tốt công việc phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất. Hiện tại có một số những dòng vắc xin newcastle phổ biến và được ưa dùng tại Việt Nam như:
- Vắc xin Newcastle chủng M
- Vắc xin Newcastle chủng F
- Vắc xin Newcastle nhũ dầu
Biện pháp giúp phòng ngừa bệnh Newcastle ở gà
Để có thể kiểm soát được bệnh cũng như phòng ngừa trước được những hậu quả khủng khiếp mà bệnh newcastle ở gà gây nên, tất cả hãy đảm bảo thực hiện đúng theo những yêu cầu sau:
Kiểm soát, cách ly gia cầm mới
Đảm bảo cách ly bất kỳ thành viên mới nào có trong đàn gà, cách xa ít nhất là 12 mét, trong thời gian tối thiểu là 4 tuần để tránh làm lây nhiễm cho đàn của bạn.
Tránh tiếp xúc với những loài khác, chim, đàn gà khác
Như đã nói, bệnh newcastle ở gà không chỉ lây lan trên gà mà còn ở một số loài chim khác. Đây là tác nhân rất dễ lây nhiễm đối với gà của chúng ta.
Đảm bảo rằng với bất kỳ ai khi đang chăn nuôi đàn gà thì không được tiếp xúc với các loài chim, hay đàn gà từ nơi khác (kể cả vật nuôi). Kể cả khi mà bạn ghé qua các chợ mua bán chim, gia cầm.
Khoanh vùng chuồng trại đúng cách giúp phòng ngừa bệnh Newcastle ở gà
Xây dựng hàng rào xung quanh để giúp ngăn gà của bạn tiếp xúc với những loài chim khác. Đảm bảo hàng rào được hoàn toàn bao quanh đàn và các cổng luôn đóng khi mà không sử dụng. Lưới cũng nên được sử dụng để giúp che phía trên chuồng nuôi gia cầm, ngăn chặn chim hoang dã bay vào.
Vệ sinh Dụng cụ và những thiết bị đúng cách
Đảm bảo làm sạch và khử trùng thật kỹ lưỡng những dụng cụ và thiết bị, khi mà chúng đã được sử dụng ở những khu vực khác hoặc vùng lân cận của các đàn gia cầm khác. Nên mua những dụng cụ và thiết bị chuyên dụng cho từng đàn để sử dụng riêng, tránh nhiễm bẩn.
Tránh xa các loài gặm nhấm và chim hoang dã
Lập kế hoạch kiểm soát dịch hại để ngăn chặn các loài gặm nhấm và chim hoang dã tránh xa đàn gà của bạn. Cả loài gặm nhấm và chim hoang dã đều có thể mang bệnh và lây nhiễm đến cho gà của bạn. Hãy cẩn thận với các đàn gà được nuôi thả rông, chúng rất có thể sẽ mang mầm bệnh đi khắp nơi.
Thiết lập thêm các khu vực quản lý chất thải
Cô lập việc xử lý xác chim chết và các chức năng quản lý phân ra trong một khu vực riêng biệt, cách xa đàn gia cầm của bạn để giảm thiểu ô nhiễm. Phân của gà cần phải được khử khuẩn để có thể tiêu diệt được tận gốc virus này.
Kết luận
Bệnh Newcastle ở gà quá khủng khiếp, đây có thể xem là một căn bệnh gây chết chóc lớn cho gia cầm của chúng ta. Gà bị rù là tình trạng khá phổ biến, hiện nay chưa có cách trị tuyệt đối.
Chúng tôi mong muốn anh em chơi gà, nuôi gà thịt hãy tuân thủ thật kỹ những biện pháp giúp phòng tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra. Chúc cho tất cả mọi người may mắn và thành công!