Bệnh Gumboro ở gà – Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

Bệnh Gumboro ở gà – căn bệnh rất phổ biến và dễ mắc phải đối với gà, nếu không sớm được điều trị thì rất có thể gây lây lan rất nhanh chóng. Căn bệnh này có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển của đàn gà.

Vậy làm như thế nào để có thể phòng tránh cũng như xử lý được bệnh Gumboro ở gà, hay cùng tructiepdaga tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Bệnh Gumboro (IBD) ở gà là gì?

Bệnh Gumboro ở gà - Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 1

Bệnh Gumboro ở gà là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính và rất dễ lây lan ra ở gà non, loại virus này tấn công chùm Fabricius nằm ở bên trong khu vực lỗ thông hơi của gia cầm. Bệnh Gumboro đã được xác định ra lần đầu tiên ở Gumboro, Delaware, vào năm 1957.

Dạng IBD “cổ điển” được tìm thấy ở trên khắp thế giới (ngoại trừ New Zealand) và là một bệnh đặc hữu (thường thấy) trên khắp Hoa Kỳ. Loại virus này cực kỳ cứng và chúng có thể tồn tại trong nhiều những điều kiện môi trường khác nhau, do đó rất khó để loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này nếu như gà mắc phải.

Túi Fabricius là gì – vị trí cảu túi Fabricius ở gà?

Một trong số những cơ quan đóng góp vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch ở gà đó chính là túi Fabricius. Đặc biệt, trong bệnh Gumboro ở gà thì cơ quan này sẽ bị virus tấn công và gây nên viêm nhiễm, gây nên suy giảm hệ miễn dịch ở gà làm cho gà ở trong các các trạng thái bất thường.

Túi Fabricius là nơi tạo ra các chất miễn dịch giúp cho gà có thể phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh nhất. Chính vì vậy, nếu như chức năng của túi này mà bị suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng bị như sốt cao, ủ rũ, run rẩy, mất nước, tiêu chảy và gà có thể bị chết ngay sau khi mà mắc bệnh. Đồng thời, túi Fabricius nằm ở gần hậu môn của gà, cho nên việc kiểm tra thường xuyên cũng giúp cho gà phòng chống được bệnh Gumboro.

Nguyên nhân và sự lây nhiễm Gumboro

Bệnh Gumboro ở gà - Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 2

Nguyên nhân chính của bệnh Gumboro ở gà chủ yếu là do virus thuộc dòng Birnaviridae gây nên. Virus này có khả năng kháng được sự tác động từ môi trường cao, cho nên việc áp dụng những biện pháp bên ngoài để có thể phòng ngừa bệnh là không hiệu quả.

Nguyên nhân chủ yếu là do hai kiểu huyết thanh của IBDV gây nên. Trong đó, virus serotype 1 gây bệnh ở gà và bên trong chúng có thể gây ra bởi sự biến đổi kháng nguyên giữa các chủng.

Và thông qua những sự thay đổi các khác nhau này sẽ dẫn đến việc gà bị suy giảm hệ miễn dịch và từ đó mắc bệnh. Đồng thời, bệnh Gumboro ở gà còn do virus serotype 2 chủng virus lây nhiễm cho gà nhưng không gây nên bệnh lâm sàng hoặc ức chế miễn dịch ở gà, nên người nuôi sẽ rất khó có thể phát hiện ra. Vì vậy,việc phòng ngừa cũng như cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho gà sẽ là những biện pháp tốt nhất để giúp phòng ngừa bệnh tật.

Không chỉ vậy, sự lây lan dịch bệnh Gumboro ở gà cũng hết sức nguy hiểm và qua nhiều con đường khác nhau. Những con đường cho sự lây nhiễm này bao gồm: 

  • Lây từ mẹ sang con khi sinh sản.
  • Lây qua nguồn thức ăn được sử dụng.
  • Lây qua đường không khí.
  • Lây qua các dụng cụ chăn nuôi và người nuôi gà.

Chính vì sự lây lan khủng khiếp này mà rất nhiều người chăn nuôi đã phải bỏ ra chi phí rất lớn để có thể ngăn ngừa được bệnh Gumboro ở gà. 

Kết quả kiểm tra lâm sàng của bệnh Gumboro trong gà thả vườn

Đối với bệnh Gumboro ở gà thì việc kiểm tra gà một cách thường xuyên để có thể phát hiện lâm sàng là một điều vô cùng cần thiết. Theo đó, gà rất dễ mắc bệnh và có những biểu hiện lâm sàng, nhất là ở giai đoạn 3 đến 6 tuần tuổi khi mà các tế bào B chưa trưởng thành cư trú và làm suy giảm đi hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khi đã xuất hiện bệnh nhiễm trùng nặng thì sẽ thường xảy ra khi gà ở giai đoạn 18 tuần tuổi.

Khi xuất hiện những biểu hiện lâm sàng, chúng sẽ gây ức chế hệ thống miễn dịch nghiêm trọng, kéo dài do phá hủy những tế bào lympho chưa trưởng thành trong chùm Fabricius, tuyến ức và lá lách. Đồng thời, thời gian ủ bệnh của bệnh Gumboro ở gà là từ 3 đến 4 ngày, sau đó xuất hiện những triệu chứng như tiêu chảy, ủ rũ và sốt cao.

Mức độ gây hại và tổn thương

Bệnh Gumboro ở gà - Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 3

Sau khi bị mắc bệnh Gumboro ở gà và xuất hiện những triệu chứng trên thì tỷ lệ mắc bệnh đối với những đàn gà này thường là 100% và tỷ lệ chết có thể từ 5% cho đến hơn 60% tùy thuộc vào chủng virus và giống gà.

Đồng thời, khi so với giống đẻ thì giống gà thịt lại có tỷ lệ tưởng vong thấp hơn, nhưng tỷ lệ mắc bệnh đều là như nhau. Quá trình phục hồi nếu như được chăm sóc tốt diễn ra trong vòng dưới 1 tuần và sự phát triển của gà có thể bị trì hoãn khoảng  từ 5 đến 10 ngày. 

Đối với những tổn thương khi đang mắc bệnh Gumboro ở gà phụ thuộc rất lớn vào từng chủng loại virus. Nếu như gà mắc phải chủng gây bệnh lâm sàng thì sẽ có thể bị sưng, phù nề, hơi vàng và đôi khi là xuất huyết ở chùm hoa.

Nếu là chủng vi BDV thì gây ra những tổn thương tương tự như bursa cloacal, hoặc có thể xảy ra xung huyết và xuất huyết tại cơ ngực và cơ chân. Một số chủng IBDV có thể gây ra teo túi đệm mà không xuất hiện những tổn thương tổng thể ở cơ quan đó. Gà đã khỏi bệnh do nhiễm IBDV có các túi đệm bị nhỏ, teo, do các nang tuyến đã bị phá hủy và thiếu đi khả năng tái sinh.

Chẩn đoán bệnh Gumboro ở gà

Khi gà đã mắc phải bệnh Gumboro thì việc chẩn đoán cũng là điều hết sức quan trọng và phải làm đúng theo một quy định nhất định. Chẩn đoán có thể được thực hiện bằng cách đánh giá lâm sàng túi đệm đến cho các tổn thương vĩ mô và ở vi thể, sau đó là phát hiện ra phần tử của gen VP2 của virus bằng cách sử dụng RT-PCR. Đồng thời, phân tích giải trình tự của gen VP2 được sử dụng để xác định kiểu gen IBDV nhằm xác định được chủng virus gây bệnh. 

Ngoài ra, bệnh Gumboro ở gà còn được phát hiện thông qua những huyết thanh học nhằm có thể xác định những kháng thể đối với IBDV ở gà con đang dưỡng bệnh. Và hiện nay, bộ dụng cụ ELISA đã có sẵn trên thị trường, thường được sử dụng để định lượng được các kháng thể IBDV.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh Gumboro ở gà

Bệnh Gumboro ở gà - Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa 4

Bệnh Gumboro ở gà sẽ cần phải được phát hiện sớm nhất có thể hoặc có được những biện pháp phòng ngừa thật hiệu quả để không có những sự lây lan chéo. Đầu tiên, người chăn nuôi cần phải tìm mua được những vacxin cần thiết tại các cơ sở thú ý có uy tín, nhằm tiến hành tiêm cho gà. Có thể là vacxin Gum A hoặc Gum 228E nhỏ vào trong mồm hoặc pha lẫn với nước uống cho gà.

Ngoài ra, bệnh Gumboro ở gà cũng rất nhạy cảm với các chất sát trùng như Cloramin. Cho nên chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi cần phải được vệ sinh thường xuyên khi gà được 3 đến 8 tuần tuổi.

Phác đồ giúp điều trị bệnh Gumboro ở gà?

Khi đã xác định được là gà đang mắc bệnh Gumboro, thì bạn cần xây dựng được phác đồ điều trị cho hợp lý. Đầu tiên, người chăn nuôi gà cần phải xác định bệnh này đã có kháng thể, cho nên cần nghiên cứu và chuẩn bị những loại thuốc cần thiết. Khi gà mắc phải bệnh thì sử dụng những phương pháp khác nhau như tiêm hoặc là pha thuốc với nước cho gà uống để có thể cắt đứt nguồn bệnh.

Đồng thời, bổ sung những thuốc bổ và các vitamin giúp cho gà có được sức đề kháng cao, loại bỏ được bệnh tật. Khi thấy gà có các triệu chứng của bệnh Gumboro  thì cần thiết phải giảm đi mật độ nuôi, tách biệt những con gà đã mắc bệnh và chưa mắc bệnh ra để tránh bị lây nhiễm chéo. Vì vậy, người chăn nuôi cần phải bổ sung cho mình những kiến thức về căn bệnh này, giúp gà vượt qua được thời gian ủ bệnh.

Vacxin Gumboro gà

Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều vacxin đảm bảo được chất lượng để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh Gumboro ở gà. Tuy nhiên, với mỗi loại vacxin lại có được những tác dụng khác nhau, vì vậy cần phải có sự quan sát thật tỉ mỉ để tiêm phòng một cách hợp lý như vacxin phức hợp miễn dịch, vacxin tái tổ hợp dựa trên HVT hoặc là vacxin bất hoạt.

Ngoài ra, có một loại vacxin khác được sử dụng khá phổ biến khi mắc bệnh Gumboro ở gà đó là vacxin nhược độc Gumboro. Loại vacxin này được điều chế giúp giảm thiểu tối đa loại bệnh này và có thể được nhỏ vào mắt, miệng hoặc cho vào trong nước uống.

Kết luận

Như vậy, bệnh Gumboro ở gà là một căn bệnh khá nguy hiểm, nếu như không được phát hiện và chữa trị thật kịp thời thì có thể gây nên thiệt hại vô cùng lớn. Hy vọng với các thông tin hữu ích về bệnh Gumboro ở gà, đã có thể giúp cho bạn phòng ngừa và điều trị được sớm nhất cho gà.