Một trong số những căn bệnh nguy hiểm nhất ở trên gà hiện nay có thể kể đến đó là bệnh Coryza ở gà – bệnh hô hấp cấp tính. Tuy nhiên, rất nhiều người chăn nuôi lại không biết được cách phòng cũng như cách điều trị loại bệnh này. Vậy, hãy cùng tructiepdaga tìm hiểu về cách điều trị bệnh Coryza ở gà này nhé!
Mục Lục
Bệnh Coryza ở gà là gì?
Bệnh Coryza ở gà có tên đầy đủ là IC – Infectious Coryza hay còn được gọi với cái tên dân gian đó chính là bệnh sổ mũi truyền nhiễm. Bệnh được gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn Haemophilus paragallinarum và hay gặp nhất ở gà.
Vi khuẩn này là một trực khuẩn Gram âm – gây hiếm khí đường hô hấp cấp tính ở gà. Tuy bệnh Coryza ở gà không mấy gây nguy hiểm bằng các loại bệnh ở gà khác, nhưng về tốc độ lây lan ở trong đàn gà là rất nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển sau này của đàn gà. Chính vì vậy mà người chăn nuôi cần phải tích lũy thêm những kiến thức về loại bệnh này, giúp gà phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây ra bệnh Coryza và dịch tễ học
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho gà bị mắc bệnh Coryza ở gà đó chính là do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hô hấp của gà.
Không chỉ như vậy, có thể chuồng trại nuôi gà có lượng khí độc như H2S hoặc NH3 làm ảnh hưởng tới màng bảo vệ hô hấp của gà, từ đó làm cho gà bị nhiễm bệnh. Có thể nhận thấy rằng, nguyên nhân gây ra bệnh cũng có thể bị gây ra từ các con gà có bệnh khác thông qua đường phân hoặc là thức ăn. Chính vì vậy mà bệnh Coryza ở gà đặc biệt gây nên nguy hiểm, vì khả năng lây lan là tương đối phức tạp và khó có thể dập tắt nhanh chóng được.
Dịch tễ của bệnh Coryza ở gà thường sẽ có thời gian ủ bệnh tương đối ngắn, chỉ trong khoảng 1 đến 3 ngày và gà ở khoảng từ 2 cho đến 3 tuần tuổi là rất dễ bị mắc nhất. Đồng thời, khi mà gà càng bị mắc lâu thì sẽ rất nhiều tác nhân gây nên bệnh khác và cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của gà, đặc biệt đối với những chú gà đẻ và gà thịt thì chất lượng đều sẽ bị giảm sút khi mà mắc bệnh này.
Những biểu hiện lâm sàng của bệnh Coryza ở gà
Biểu hiện lâm sàng của bệnh Coryza ở gà thường thấy nhất chính là gà giảm ăn, ủ rũ, mệt mỏi. Lâu dần gà sẽ có các biểu hiện như số lượng trứng bị giảm nhanh chóng, chất lượng thịt gà cũng không đạt được chất lượng, sưng đầu, sưng mặt.
Bên cạnh đó kèm theo những biểu hiện lâm sàng khác như dịch viêm chảy ra từ mũi gà, mắt bị viêm kết mạc, các biểu hiện này có thể kéo dài khoảng từ 1 đến 2 tuần. Có thể nhận định rằng, bệnh Coryza ở gà này có tỷ lệ chết cho gà tương đối thấp, nhưng một khi gà đã mắc bệnh thì sẽ rất ít có khả năng chữa trị và có thể lây lan ra cho nhiều những con gà khác.
Cách thăm khám bệnh Coryza
Khi người chăn nuôi gà nhận thấy gà có các biểu hiện lâm sàng bên trên thì hãy nhanh chóng thực hiện các thăm khám cho gà. Có khả năng rất lớn là gà đã mắc phải bệnh Coryza. Vì vậy, việc thăm khám ở những cơ sở uy tín sẽ là một biện pháp hữu hiệu nhất lúc này.
Không chỉ vậy, việc phát hiện sớm cũng là một trong số những cách giúp phòng ngừa cho các con gà khác và đạt được nhiều hiệu quả đáng kể. Thăm khám cũng nên được thực hiện bởi các nhân viên thú y uy tín nhằm xác định ra chính xác bệnh mà gà mắc phải. Chính vì vậy, người chăn nuôi gà cần phải thực hiện đầy đủ việc thăm khám một cách thường xuyên để dập tắt được loại bệnh Coryza ở gà này.
Hậu quả về tính mạng và kinh tế
Bệnh Coryza ở gà thường có tỷ lệ chết tương đối là thấp hoặc sẽ phải kéo dài trong một khoảng thời gian thì gà mới có thể bị chết. Tuy nhiên, gà không chết nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của những người chăn nuôi khi mà gà đẻ trứng không đạt được chất lượng, số lượng trứng giảm đi nhanh chóng hoặc đối với gà nuôi thịt thì chất lượng thịt cũng không tốt, không đạt được yêu cầu xuất ra thị trường.
Chính vì vậy, mà bệnh Coryza ở gà ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của người dân, tốc độ lây lan nhanh chóng và có thể lây ra cả một trang trại trong vòng chưa đến 1 ngày. Vì thế, việc phòng ngừa bệnh Coryza ở gà là một trong số những phương pháp mang tính cấp thiết nhất giúp giảm thiểu rủi ro ở gà.
Cách điều trị bệnh Coryza ở gà
Trong rất nhiều phương pháp điều trị hiện nay thì ta có thể thấy 2 phương pháp chủ yếu để có thể điều trị một cách triệt để khi mà mắc phải bệnh Coryza ở gà bao gồm: Kiểm soát bệnh, nuôi dưỡng an toàn và phương pháp kiểm soát bằng vacxin. Tuy nhiên, việc kết hợp những phương pháp này vào cùng với nhau sẽ làm tăng cao được hiệu quả điều trị bệnh ở gà.
Phương pháp kiểm soát bệnh và thực hiện nuôi dưỡng được an toàn đã được rất nhiều người chăn nuôi lựa chọn. Trong đó, người chăn nuôi cần phải thực hiện để trống chuồng gà sau mỗi một lứa gà, tránh nuôi kế tiếp để không bị phát sinh mầm bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, khi gà mắc bệnh Coryza cần phải thực hiện phân tách giữa những con gà mang bệnh và những con gà không mang bệnh để giúp giảm thiểu sự lây lan. Ngoài ra, đối với các con gà mắc bệnh thì nên thực hiện phun khử khuẩn từ 2 cho đến 3 ngày mỗi lần, giúp cho chuồng trại luôn trong tình trạng sạch sẽ, khỏe mạnh.
Phương pháp điều trị bệnh Coryza ở gà bằng vacxin mang lại rất nhiều hiệu quả và cao hơn phương pháp trước, khi tác động trực tiếp tới hệ miễn dịch bên trong gà. Thời điểm vàng để có thể thực hiện tiêm vacxin cho gà là vào khoảng từ 4 tuần tuổi nhằm tăng cao đề kháng cho gà cũng như loại bỏ được mầm bệnh. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc cũng được sử dụng như Oxomid 20, Tri – Alplucine hoặc Maxflor 10% PSP.
Mỗi loại thuốc này đều có những cách sử dụng cũng như tác động khác nhau, vì vậy, nên có sự hướng dẫn từ các nhân viên thú y để có thể phát huy được tốt tác dụng của thuốc. Ngoài ra, bệnh Coryza ở gà còn nên được sử dụng cùng với các chất vitamin hoặc là chất điện giải nhằm giúp cho gà có thể phục hồi nhanh chóng sức khỏe sau khi nhiễm bệnh.
Biện pháp giúp phòng ngừa bệnh Coryza ở gà
Để nâng cao được hiệu quả điều trị bệnh Coryza ở gà thì những người chăn nuôi nên đề cao việc phòng ngừa bệnh trước khi mà thực hiện nuôi. Những biện pháp phòng bệnh sẽ có tác động tương đối lớn tới việc kháng những mầm bệnh, loại bỏ đi tác nhân gây bệnh.
Chăn nuôi có khoa học và chế dinh dưỡng cho phù hợp
Để giúp cho gà có được sức khỏe để đề kháng các loại bệnh không chỉ là bệnh Coryza ở gà, thì việc chăn nuôi khoa học và có được một chế độ dinh dưỡng phù hợp luôn là một vấn đề mà người chăn nuôi cần phải đặc biệt quan tâm đến.
Chăn nuôi khoa học và hợp lý giúp cho gà có môi trường phát triển thuận lợi và thức ăn chăn nuôi tốt cũng sẽ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp cho gà có sức đề kháng tốt.
Chỉ khi nào thực hiện tốt được những vấn đề trên về dinh dưỡng cho gà sẽ góp phần làm giảm đi khả năng gây bệnh cho gà. Bên cạnh đó, vẫn cần phải thường xuyên cung cấp thêm vitamin và chất điện giải để có thể pha với nước uống, giúp gà phát triển nhanh chóng. Bệnh Coryza ở gà không thể phát triển hoặc xâm nhập vào gà khi mà gà có đầy đủ sức đề kháng.
Vệ sinh khử khuẩn cả chuồng trại định kỳ
Thực hiện khử khuẩn cho gà một cách thường xuyên và định kỳ để không cho những tác nhân bệnh ngoài gây ảnh hưởng đến gà. Chuồng trại mất vệ sinh hoặc ẩm ướt cũng là một trong số những tác nhân chủ yếu khiến cho gà bị mắc bệnh Coryza ở gà.
Chính vì vậy, cần thực hiện khử khuẩn thường xuyên khi mà gà chưa có biểu hiện mắc bệnh nghiêm trọng. Đồng thời, chuồng trại cần phải được xây dựng ở những vị trí thuận lợi, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Từ đó, tạo những điều kiện tốt nhất cho gà sinh sống, phát triển và loại bỏ đi được những mầm bệnh nguy hiểm.
Vaccine phòng ngừa Coryza ở gà
Việc tiêm phòng trước khi nuôi gà là một trong số những biện pháp giúp phòng ngừa mang tính hiệu quả nhất hiện nay. Các loại vacxin như Amox hoặc vacxin Ceftiofur đều có thể giúp cho gà điều trị được triệt để bệnh Coryza ở gà. Không chỉ có vậy, đối với gà đẻ trứng thì gà con đẻ ra sẽ mang theo gen kháng bệnh của bố mẹ.
Vì vậy, việc tiêm phòng đã được rất nhiều người chăn nuôi sử dụng như là một biện pháp phòng ngừa vô cùng quan trọng trong việc nuôi gà. Tuy nhiên, việc tiêm phòng vacxin này cũng cần phải được thực hiện bởi các cơ sở thú y uy tín nhằm giúp cho thuốc phát huy được tốt tác dụng của mình.
Nhận biết những ca nhiễm lân cận để giúp ngăn ngừa Bệnh Coryza ở gà
Đối với gà mắc bệnh Coryza ở gà thường sẽ có các biểu hiện lâm sàng không được rõ rệt, nhưng khi gà đã có các biểu hiện hàng loại như vậy thì nên thực hiện tách biệt gà bệnh với những con gà không mắc bệnh.
Đối với bệnh Coryza ở gà, thường có các biểu hiện tương đối giống với những loại bệnh khác, tuy nhiên người nuôi không nên chủ quan mà cho dù gà mắc bệnh gì đi chăng nữa. Từ đó, có thể làm giảm thiểu rủi ro lớn đến cho người chăn nuôi khi mà không làm phát tán bệnh trong cả trang trại.
Kết luận
Bệnh Coryza ở gà thực sự rất nguy hiểm bởi vì tính lây lan khó lường trước của gà, chính vì vậy mà người chăn nuôi nên có được những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Hy vọng với các thông tin tôi cung cấp trên, bạn đã nắm được cách điều trị bệnh Coryza ở gà, sẽ giúp cho bạn có được những hiểu biết chi tiết nhất về loại bệnh này.