Để quá trình chăn nuôi được tốt thì người nuôi phải biết được các căn bệnh dễ mắc phải ở gà. Một trong số những bệnh thường gặp đó chính là bệnh APV trên gà, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về căn bệnh này để có được phương án phòng và điều trị thật thích hợp.
Mục Lục
Bệnh APV trên gà là gì?
Bệnh APV trên gà là gì?
Bệnh APV trên gà đã được phát hiện tại vùng Nam Phi vào khoảng những năm 1970. Người ta cũng xác định được rằng, căn bệnh ở gà này cũng đã gây ra cho nhiều giống khác nhau.
Căn bệnh này còn được gọi với cái tên khác là: Avian pneumovirus hay còn gọi là sưng phù đầu, với biểu hiện là đầu sưng phù lên ở các bộ phận mặt và mắt. Hiện nay dấu hiệu của nó khá giống với các chứng bệnh thông thường khác, vậy nên người chăn nuôi cần lưu ý kỹ để có thể phân biệt được đúng dạng bệnh từ đó tìm ra phương thức điều trị hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây bệnh APV trên gà
Nguyên nhân gây bệnh APV trên gà xuất phát từ việc lây lan thông qua đường hô hấp, bởi virus ARN có tên gọi là Avian pneumovirus. Chúng gây nên hiện tượng sưng ở phía phần đầu giống như là bệnh coryza. Tuy nhiên theo như những nghiên cứu gần đây, căn bệnh được hình thành là do sự kết hợp của APV cùng vi khuẩn E Coli hoặc ghép những vi khuẩn khác nữa như là Coryza, CRD, hen…
Vậy nguyên nhân lớn nhất gây bệnh APV trên gà mà chúng ta thấy đó chính là do trong quá trình vệ sinh chuồng trại của người dân địa phương thường không được đạt chuẩn, còn bẩn và còn ẩm nhiều. Hơn nữa những trại gà liền kề nhau cùng với số lượng con trong đàn khá lớn, vậy nên nếu như có bị nhiễm bệnh thì sẽ lây lan ra khá nhanh mà người nuôi không kịp thời xử lý hết.
Những người nuôi số lượng lớn thường tập trung ở các trại cạnh nhau, vậy nên gây nên hiện tượng thiếu khí, không đủ độ thoáng tự nhiên cho gà được phát triển khỏe mạnh. Để hạn chế bệnh APV trên gà, bạn phải chú ý đến việc dọn dẹp và phân tách đàn với số lượng ở mỗi trại sao cho phù hợp.
Dấu hiệu giúp nhận biết bệnh APV trên gà
Dấu hiệu về bệnh APV trên gà khi mới nhiễm bệnh là không rõ ràng mấy. Trước khi có các biểu hiện ra bên ngoài thì virus đã có một thời gian ủ bệnh là 3 ngày trong cơ thể vật chủ. Biểu hiện chung bên ngoài đó là đầu hơi run cùng với phần mặt phù nề, có dấu hiệu chảy nước mắt, nước mũi, lâu dần đi lại khó khăn. Cụ thể tình trạng của từng loại gà như sau:
– Gà con thì phát triển chậm và không như đúng thời gian đã tính toán.
– Gà thịt thì ban đầu sẽ giảm ăn, biểu hiện ủ rũ, lông xơ xác dần. Mặt sẽ bị sưng dẫn đến phần mắt híp lại. Để ý kỹ thì sẽ thấy bị chảy nước mắt, nước mũi. Nếu nghiêm trọng hơn thì chúng tự ghép với khuẩn E Coli thì gây nên hội chứng phù đầu, vẹo cổ.
– Gà đẻ sẽ thấy ít có trứng hơn vì việc đẻ thưa ra. Nguyên nhân gây ra là do buồng trứng của gà bị teo, dị dạng và nẵng hơn gây nên vỡ buồng trứng. Chất lượng nguồn trứng đẻ ra cũng không được đạt chuẩn cùng với phần vỏ mỏng, nhạt màu và tệ cao là dị dạng. Sản lượng trứng theo đó sẽ giảm từ 5 cho tới 30%.
– Gà giống nếu như bị mắc virus thì tỷ lệ nở sẽ giảm khoảng từ 5 tới 10%, hơn nữa chất lượng của gà con khi sinh ra cũng là khá yếu ớt, nhưng chúng ta hay nghĩ vì mới sinh ra nên yếu. Sau này thì tỷ lệ tử vong của gà sẽ cao vì mầm bệnh kế phát triển.
Ngoài các biểu hiện bên ngoài ra, khi mổ khám chúng ta cũng thấy là có những biểu hiện viêm và tạo thành lớp bên dưới phần da đầu và mắt gà. Trong khu vực khí quản còn có nhiều dịch nhầy, hoặc xuất huyết nếu nặng. Nếu như gà đẻ bị nhiễm bệnh nặng sẽ gây ra vỡ buồng trứng từ bên trong và bị viêm phần phúc mạc của nó.
Bệnh APV trên gà cần được xử lý như thế nào?
Khi thấy những biểu hiện của bệnh APV trên đàn gà như: giảm sức ăn, ủ rũ, không hay đi lại mà chỉ đứng yên tại một chỗ, với phần mặt bị sưng mà điều trị theo phương pháp của Coryza không khỏi. Lúc này đã khẳng định được rằng, đàn gà bị nhiễm APV và cần phải được chữa trị cũng như là bảo vệ những đàn còn lại, nhằm tránh bị ảnh hưởng theo.
Vậy khi thấy có sự xuất hiện của virus gây bệnh ở trong trại gà của mình, người nuôi cần phải thực hiện theo những bước cơ bản sau:
– Đầu tiên, cần phải tiến hành phân loại và cách ly nhanh chóng nhằm chăm sóc dễ dàng và giúp phòng tránh lây lan cho những con còn khỏe.
– Làm sạch hết tất cả dụng cụ chăn nuôi kết hợp cùng với việc phun khử khuẩn làm sạch trong chuồng nuôi và những khu vực xung quanh chuồng.
– Tiến hành điều trị cùng với những thuốc phù hợp, kết hợp thêm vitamin giúp tăng sức đề kháng và thuốc bổ để chúng nhanh chóng hồi phục hơn.
Phương pháp để chữa trị bệnh APV trên gà
Khi thực hiện chữa trị bệnh APV trên gà phải nhớ chú ý đến vấn đề làm sạch chuồng từ ngoài vào trong một cách đầy đủ, sạch sẽ nhất, thường sẽ được sát trùng lại bằng dung dịch Safe farm.
Nói về thuốc điều trị thì APV là một chủng virus, vậy nên sẽ không có loại thuốc đặc trị mà chúng ta chỉ có thể dùng kháng sinh để làm giảm đi sự phát triển của những mầm bệnh khác thừa cơ hội xâm nhập.
Dùng kháng sinh cho gà kết hợp giữa Amoxicillin và Doxycycline thông qua việc trộn lẫn vào trong thức ăn hằng ngày của gà hoặc pha theo tuân theo tỷ lượng nước uống để giúp cho cả đàn gà được hấp thu tốt nhất.
Cách khác nữa là có thể dùng các loại như Colimox 50s hoặc là florfen oral, , enrohexin 20 oral, tydohexine, flodox sol.
Nếu trường hợp gà bị sốt thì chọn Arolief pha 1ml tương ứng với 10 lít nước để cho khí quản lưu thông, hệ miễn dịch được phát triển tốt hơn. Còn về giải độc gan sau khi mà giảm bệnh thì cần bổ sung Productive Hepato với liều lượng tương ứng 1ml cho 2 lít nước uống mỗi ngày.
Chú ý khi thực hiện cho đàn gà dùng kháng sinh thì bạn nên thực hiện giãn cách và chỉ tiến hành chữa trị trong khoảng từ 3 cho tới 5 ngày là vừa đủ, nếu quá nhiều thì gà sẽ không thể chịu nổi được lượng kháng sinh mà chúng ta đã cung cấp.
Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh APV trên gà
Để có thể phòng ngừa bệnh APV trên đàn gà được hiệu quả nhất, chúng ta phải đảm bảo chuồng trại luôn được vệ sinh thông qua việc thường xuyên dọn dẹp, sát trùng cẩn thận xung quanh nơi ở. Khu vực bên ngoài chuồng thì nên rắc vôi bột xung quanh. Bên trong cần phải được sát trùng theo lịch đã chia sẵn để phòng tránh trường hợp lâu ngày không được dọn. Tốt hơn là hãy trang bị thêm các chất độn chuồng để có thể giảm đi mùi hôi tạo ra không khí thông thoáng, như thế sẽ chẳng có virus nào có thể xâm nhập được.
Thường xuyên chăm sóc bằng việc sử dụng các hoạt chất nhằm tăng sức đề khác cho đàn gà như:
– Oresol Plus dùng để giải nhiệt, chống nóng nhất là vào những ngày hè, nó cũng giúp làm tăng sức đề kháng cho đàn gà. Khuyến nghị nên pha từ 2-3g/1lít nước uống.
– Soramin/Livercin nên pha 1ml tương ứng cùng với 1-2lít nước uống.để giúp tăng cường chức năng gan-thận và giải độc,
– Zymepro sẽ làm gia tăng tiêu hoá, giảm được các chứng tiêu chảy và cả phân khô nếu như pha 1 gam chất cùng với 1 lít nước uống.
Vắc xin giúp phòng bệnh APV trên gà
Để có thể phòng bệnh APV trên gà tốt nhất là cần tiến hành chích ngừa từ khi mà chúng còn nhỏ, đối với những chủng vacxin APV mà nhà sản xuất đã khuyên dùng. Loại thường dùng nhất hiện nay đó chính là Hipraviar shs tương ứng với 1000 liều. Tiến hành pha 32ml cùng với viên khô để cho ra được 1000 liều, vậy tương ứng với mỗi con gà sẽ được nhỏ 0,03ml vắc xin.
Vacxin Nemovac được nhập khẩu từ Pháp cũng là một loại rất thường được dùng để có thể phòng bệnh APV khá hiệu quả. Người nuôi trước khi tiến hành tiêm ngừa cần phải đọc kỹ hướng dẫn để có thể pha theo đúng tỷ lệ, phù hợp với từng độ tuổi cho đàn gà của mình.
Kết luận
Với các thông tin vừa rồi về bệnh APV trên gà của tructiepdaga đã mang đến đầy đủ cho bạn được những cách phòng trừ, xử lý và vệ sinh chuồng trại của mình theo đúng chuẩn mà hiệp hội chăn nuôi đã công nhận. Hy vọng bạn sẽ có thể nắm kỹ và áp dụng được nếu đàn gà nhà mình gặp các biểu hiện như trên.