Mục Lục
- 1 Cách để làm chuồng gà bằng kệ sắt V lỗ
- 2 Vai trò tối quan trọng của chuồng gà là gì?
- 3 Một vài yêu cầu kỹ thuật khi làm chuồng gà bằng kệ sắt V lỗ
- 4 3. Ưu và nhược điểm khi chúng ta làm chuồng gà bằng kệ sắt V lỗ
- 5 4. Cách để làm chuồng gà bằng kệ sắt V lỗ
- 6 5. Một vài lưu ý cần biết khi nuôi gà trong chuồng
Cách để làm chuồng gà bằng kệ sắt V lỗ
Cách để làm chuồng gà bằng kệ sắt V lỗ rất đơn giản và nhanh chóng được chúng tôi trình bày trong bài viết dưới đây, hy vọng sẽ giúp cho anh em có thể nuôi dưỡng vật nuôi được tốt hơn.
Vai trò tối quan trọng của chuồng gà là gì?
Gà là loại động vật rất dễ nuôi và ưa chuộng nhất đối với nhiều hộ gia đình. Một phần đó là gà rất dễ ăn và khi được thả ra chúng có khả năng tự tìm kiếm thức ăn. Cũng vì đặc tính này mà khá nhiều hộ gia đình đã lựa chọn cách thả chúng tự do và chỉ dùng lưới để quây diện tích vườn lại.
Tuy nhiên thì cách nuôi này chỉ có thể được áp dụng ở nông thôn, những nơi mà có diện tích và không gian rộng rãi. Còn đối với những hộ gia đình mà không có diện tích rộng thì cũng nên cần có một nơi để che nắng, che mưa cho gà được khỏe mạnh bằng cách xây chuồng cho chúng. Chuồng gà sẽ giúp cho chúng không bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài của môi trường, vì gà dễ nuôi nhưng cũng rất dễ mắc bệnh. Ngoài ra xây chuồng còn giúp bảo vệ gà không bị đi lạc hay mất cắp.
Một số hộ gia đình còn tận dụng diện tích bằng cách nuôi gà khoa học, không gây bẩn, mất vệ sinh trên ban công, sân thượng,…
Một vài yêu cầu kỹ thuật khi làm chuồng gà bằng kệ sắt V lỗ
Đối với thiết kế chuồng gà, anh em phải luôn đảm bảo được những kỹ thuật như sau. Để gà có thể được phát triển khỏe mạnh trong môi trường tốt nhất:
- Chuồng gà phải đảm bảo được thoáng mát vào mùa hè và cũng phải đủ ấm vào mùa đông, đảm bảo phải có ánh sáng và độ thông thoáng.
- Nguyên liệu làm chuồng nên chọn những loại sau: tre nứa, gỗ, sắt, gạch,…
- Diện tích chuồng: còn tùy theo số lượng gà mà gia đình bạn có.
- Thiết kế khu vực ngủ cho gà nhất định phải cao hơn hẳn so với mặt đất, đồng thời nên tạo các thanh ngang trong chuồng để chúng có thể được bay thả thoải mái.
- Làm cửa thông gió cũng cần phải đặc biệt chú ý: cửa cần dễ dàng đóng mở, thuận tiện cho việc nuôi gà trong mọi thời điểm và điều kiện. Nên xây thêm cửa xông hơi nếu có ý định làm chuồng kiên cố nhé.
- Vào lúc trời trở lạnh thì nên có những biện pháp che chắn thật cẩn thận, không thì sẽ khiến gà bị lạnh.
- Cửa chuồng: có thể tiện gắn khay giúp để đồ ăn và nước uống.
- Chuồng cần cách nhiệt tốt nhất.
- Nếu như nuôi gà để lấy trứng thì cần phải làm thêm tổ cho gà mái đẻ
3. Ưu và nhược điểm khi chúng ta làm chuồng gà bằng kệ sắt V lỗ
Ưu điểm
- Chuồng gà bằng kệ sắt V lỗ có độ bền khá cao, khả năng chịu lực tốt, có thể dùng trong một thời gian khá dài.
- Các bộ phận dùng lắp đặt có tính linh hoạt cao, lắp đặt và điều chỉnh khá dễ dàng.
- Anh em có thể thiết kế nhiều tầng xếp chồng, điều này sẽ giúp tiết kiệm không gian rất tốt. Giúp mở rộng được không gian, tiết kiệm thêm chi phí đầu tư.
- Có thể dùng tốt cho không gian ngoài trời. Sắt V lỗ được phủ một lớp sơn tĩnh điện giúp chống gỉ sét hiệu quả.
- Giá thành khá rẻ, dễ dàng thực hiện, phù hợp cho nhiều loại hình khác nhau, hạn chế được tình trạng bị trộm cắp.
Nhược điểm
- Chuồng gà làm bằng kệ sắt V lỗ bền bỉ tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe của gà đặc biệt là những khi trời lạnh hoặc trời mưa.
- Bạn nên cần phải kiểm tra và bảo trì kệ một cách thường xuyên để có thể hạn chế tình trạng hư hỏng, giảm chất lượng.
4. Cách để làm chuồng gà bằng kệ sắt V lỗ
Sắt v lỗ không chỉ được dùng làm kệ sắt mà nó còn được dùng để lắp ráp sáng tạo nên nhiều vật dụng hữu ích khác, và ở đây chính là những chiếc chuồng gà. Hãy cùng tìm hiểu xem khi làm chuồng gà bằng kệ sắt V lỗ thì có khó hay không nhé.
Tạo kế hoạch để xây dựng
- Xác định được các yếu tố tự nhiên như hướng nắng, gió. Địa hình phải mát mẻ thoáng mát.
- Xác định được số lượng gà cần nuôi và dự trù chỗ cho gà nếu nuôi gà để đẻ trứng.
- Lên thiết kế cho chuồng gà.
- Chọn lựa vật liệu, ở đây chúng ta đang tham khảo cách để làm chuồng gà bằng kệ V lỗ.
- Dự trù được nguồn kinh phí.
Chuẩn bị vật liệu
- Thanh sắt V lỗ: mua số lượng thanh sắt tùy thuộc vào kích thước của chuồng gà, một thanh dài để có thể cắt ra thành nhiều đoạn nhỏ ( chọn loại sắt V3x3 hoặc V4x6 )
- Lưới B40 hoặc là các loại lưới có kích cỡ nhỏ hơn để có thể bao quanh chuồng gà
- Các bulong, ốc vít, ke góc để có thể cố định các chi tiết kệ
- Bản lề cửa
- Máy cưa để có thể cắt sắt V lỗ, máy hàn
- Tấm tôn hoặc tấm nhựa để có thể che chuồng gà
- Khay tôn hoặc sắt để có thể hứng chất thải
- Một vài thiết bị khác như cờ lê, khóa ốc, thước
- Cát hoặc mùn cưa để có thể hứng chất thải
Bắt đầu tiến hành lắp ráp
Bước 1: Cắt nguyên vật liệu
Sử dụng cưa hoặc máy cắt để có thể cắt thanh sắt V lỗ và lưới theo kích thước đã được đặt ra ban đầu.
Bước 2: Bắt đầu lắp ráp khung chuồng bằng kệ sắt V lỗ
Đầu tiên hãy sử dụng 4 thanh sắt, bắt vít thành khung đáy hình chữ nhật. Kế đó thì hãy lắp tiếp 4 chân trụ chính vào khung đáy, sao cho mỗi góc đều có ke gốc để có thể cố định chắc chắn và tạo góc vuông.
Đặt khung vừa lắp xuống mặt đất, bắt đầu tiến hành lắp tiếp khung trên vào các chân trụ. Các bước bên trên gần như đã xong được khung chuồng cơ bản.
Bước 3: Làm khay để hứng chất thải
Sử dụng các thanh sắt bằng kích thước khung đáy để có thể tạo thành giá đỡ khay, lắp khay cách mặt đất từ 15 – 20cm. Khay có chiều cao khoảng từ 10 – 15cm để có thể đảm bảo chất thải không bị rơi rớt ra ngoài.
Bước 4: Thiết kế cửa chuồng
Anh em lắp các thanh sắt phụ vào mặt trước của chuồng như hình vẽ, rồi sử dụng bản lề để có thể đóng mở cho dễ dàng.
Bước 5: Làm mái che
Ở bước này, anh em có thể dùng tấm tôn đặt trên mái hoặc dùng tấm bạt để có thể phủ cả mái trên và hai bên như hình để đảm bảo cho gà không bị dính mưa, nắng, dễ gây bệnh.
Bước 6: Hoàn thiện những chi tiết phụ
- Lắp thêm khay để đồ ăn và nước uống cho gà
- Rắc cát hoặc là mùn cưa vào khay hứng chất thải để có thể tránh mùi và mất vệ sinh
- Nếu là mùa đông thì anh em nên bổ sung thêm một vài dụng cụ giữ ấm trong chuồng như đèn sưởi, quần áo cũ để lót.
5. Một vài lưu ý cần biết khi nuôi gà trong chuồng
Chuồng gà cũng chỉ là một trong những yếu tố trong nuôi gà, nhưng nếu như anh em muốn gà khỏe mạnh, không đau ốm thì anh en phải chú ý một số lưu ý sau:
- Vệ sinh chuồng gà thường xuyên để có thể đảm bảo độ sạch sẽ, chất thải ở khay hứng cần phải được thay liên tục để vi khuẩn không phát sinh gây ra bệnh truyền nhiễm.
- Bổ sung đồ ăn và nước uống thật đầy đủ dựa trên số lượng gà mà bạn nuôi.
- Không nên nuôi chung quá nhiều gà trong một chuồng, khiến chúng cảm thấy ngột ngạt không được khỏe mạnh. Đặc biệt một khi có bệnh truyền nhiễm thì sẽ lây lan rất nhanh.
- Nếu như có điều kiện hãy chăm thả vườn để cho gà có thịt săn chắc và khỏe mạnh hơn nữa nhé.