Cách giúp điều trị gà bị đẹn miệng luôn là một mối bận tâm rất lớn của hầu hết những người chăn nuôi gà. Bởi nếu như không được điều trị kịp thời thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của gà và nghiêm trọng hơn là khiến cho gà bị chết. Vậy phải làm gì để có thể đảm bảo sức khỏe của gà?
Mục Lục
Gà bị đẹn là gì?
Khi muốn đi tìm hiểu về cách điều trị gà bị đẹn, điều tiên quyết đầu tiên thì chúng ta cần phải tìm và hiểu rõ về bệnh gà bị đẹn miệng là gì? Bệnh gà bị đẹn miệng hay còn gọi là nấm họng là một loại bệnh ở gà gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này đó là do vi nấm Candida albicans.
Chúng thường xuyên xuất hiện trong môi trường ẩm ướt và có nhiều khí độc hoặc ở trong thực phẩm bị ôi thiu và để lâu ngày. Bệnh do nấm thường gây hại đến những cơ quan nội tạng như dạ dày, thực quản, họng, ruột và đặc biệt là cổ họng.
Gà cho dù ở lứa tuổi nào thì cũng có thể bị đẹn miệng hay nấm họng. Đặc biệt là gà con thì thường có tỷ lệ chết cao hơn so với gà trưởng thành và gà mái đẻ. Bệnh này lây lan khá nhanh, biểu hiện phát tác căn bệnh này ở giai đoạn đầu cũng rất mơ hồ, cho nên dường như người chăn nuôi khá là phụ thuộc, ỷ lại vào việc khám chữa bệnh.
Chính vì thế, nó thường được phát hiện trong những trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Bệnh đẹn miệng ở gà gây ra những thiệt hại lớn trong quá trình chăn nuôi gà thường và cả gà chọi.
Nguyên nhân gà bị đẹn miệng
Để mà tìm ra cách điều trị gà bị đẹn thì những nguyên nhân gà bị đẹn miệng chắc chắn cũng sẽ là một yếu tố được xác định hàng đầu, chắc hẳn thì mọi người cũng hay thắc mắc về nguyên nhân khiến gà mắc bệnh là gì? Và nguyên nhân này là do đâu? Hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân dẫn đến việc gà bị đẹn miệng sau đây:
- Gà sống ở trong môi trường mà nấm Candida albicans có điều kiện dễ dàng phát triển.
- Chuồng bị ẩm thấp và chứa nhiều những khí độc.
- Thức ăn bỏ đi hoặc tái sử dụng lâu ngày là một nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này. Hầu hết ở các trang trại sẽ tiếp tục cho gà ăn những thức ăn thừa. Không thay nước uống hoặc vệ sinh các dụng cụ ăn uống hàng ngày.
- Khi bạn cho gà uống kháng sinh, thuốc bị sót đọng lại. Nếu để lâu ngày, nấm sẽ sinh sôi và gà uống vào thì sẽ bị nhiễm bệnh.
Biểu hiện của gà bị đẹn miệng
Khi mà đã xác định được biểu hiện của gà bị đẹn miệng thì mới có thể biết được cách trị gà bị đẹn miệng như nào cho hiệu quả. Trong giai đoạn đầu thường sẽ cực kỳ mơ hồ và người chăn nuôi nếu như không để ý thì sẽ rất dễ bỏ qua giai đoạn chữa trị tốt nhất cho gà.
Khi thấy gà xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh như là chán ăn, tâm trạng không tốt, lười vận động thì hãy tiến hành kiểm tra xem có phải là gà đang bị mắc bệnh đẹn miệng hay không, tuân theo thứ tự sau: Mở miệng gà ra kiểm tra kỹ xem có mảng bám trắng hay không. Quan sát thật kỹ nếu như mà có triệu chứng điển hình của bệnh này. Dưới đây là một số những biểu hiện khá rõ dệt về bệnh đẹn miệng này:
- Tâm trạng không được tốt thường hay ủ rũ, chán ăn, sụt cân nhanh chóng. Nếu như thấy gà không lớn, bạn cần phải theo dõi sức khỏe của chúng để phòng tránh được kịp thời. Những biểu hiện này khá là mơ hồ, chúng thường giống với các bệnh truyền nhiễm khác ở gà.
- Miệng gà có mùi hôi, xuất hiện những vết loét. Các đốm trắng xuất hiện ở trên vòm miệng gần với cổ họng, những tổn thương nổi lên nhẹ như phô mai. Thực quản bị đỏ, rát, đôi lúc ăn vào sẽ gây viêm loét nghiêm trọng.
- Phần diều gà xuất hiện những đốm trắng, nhầy, có mùi chua, niêm mạc dạ dày bị chảy máu, sưng tấy và phù nề. Phần ruột gà có rất nhiều chất nhầy cũng là một trong những bộ phận đang bị viêm nhiễm nặng.
Cách điều trị gà bị đẹn miệng
Cách điều trị gà bị đẹn thì sẽ có rất nhiều cách, từ thuốc Nam hay thuốc Bắc cho đến thuốc Tây y. Mỗi phương pháp lại có được cái hay riêng. Nhiều người nuôi gà có kinh nghiệm sẽ tự có các phương pháp khắc phục riêng của mình.
Trị đẹn cho gà bằng những phương pháp dân gian
Trong số những phương pháp trị gà bị đẹn miệng, trị đẹn cho gà bằng phương pháp dân gian là cách đơn giản nhất. Đặc biệt đối với những người nuôi gà ở vùng sâu, vùng xa, khi không có được dùng thuốc men thì có thể áp dụng phương pháp này.
Dùng muối ăn pha cùng với nước theo tỷ lệ 1: 2 (tức là 1 phần muối với 2 phần nước). Sau đó hãy lấy tăm bông nhúng trực tiếp vào trong hỗn hợp trên. Sau đó ôm gà, dùng tay xòe miệng ra và ngoáy trực tiếp phần bông đã ngâm thấm nước trong đó vào.
Bạn có thể hiểu đơn giản đây là một cách làm sạch miệng giúp cho gà vậy. Làm điều này hai lần một ngày. Hãy duy trì từ 5 đến 6 ngày và bạn sẽ thấy được hiệu quả ngay.
Thuốc trị gà bị đẹn miệng
Ngoài các phương pháp dân gian để có thể dùng làm cách trị gà bị đẹn, người chăn nuôi có thể chữa trị gà bị đẹn miệng bằng những thuốc Tây. Bạn có thể sử dụng 2 loại thuốc gồm: Bi Sám (6.000 đồng / vỉ – hỏi ở tiệm thuốc Tây) và Tetracycline (10.000 đồng) / vỉ).
- Đối với gà con dưới một ký (khoảng 5,6 lạng) sử dụng nửa viên tetracycline hoặc là nửa viên Bi Sám, nó rất là dễ sử dụng. Tetracyclin ở dạng bột cho nên được rót vào trong ly nhỏ rồi pha với mật ong tuân theo tỉ lệ 1: 1 rồi hãy đổ trực tiếp vào miệng gà. Hoặc bạn có thể đổ thuốc trực tiếp lên trên vùng bị đẹn cũng được. Tương tự như là vận dụng của Bi Sám, vết thương sẽ tự khỏi từ 5 đến 6 ngày.
- Đối với những gà lớn trên 1kg thì hãy dùng một viên tetracyclin hoặc một viên Bi Sám. Cách sử dụng cũng tương tự như phần trên. Trộn với mật ong hoặc là rắc trực tiếp vào miệng gà. Một lần một ngày và cũng sẽ tự khỏi sau khoảng 5 đến 6 ngày.
Phòng bệnh gà bị đẹn
Loại bệnh này khá phổ biến trong chăn nuôi tại nước ta. Vì ở nước ta nằm trong khu vực có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Nhưng nếu như ngăn chặn và phòng bệnh được kịp thời thì nó cũng không quá là nguy hiểm đối với gà. Khi đã xác định được rõ được những nguyên nhân gây nên bệnh thì việc phòng bệnh cho gà bị đẹn cần phải tuân thủ theo các phương pháp phòng bệnh tiêu chuẩn sau đây:
- Chuồng trại phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, không có chất thải, nước đọng trong chuồng.
- Khử trùng thường xuyên là cách tốt nhất giúp phòng bệnh.
- Nền chuồng nên được lót bằng những vật liệu lấp đầy như là trấu, rơm, rạ.
- Khu vực chuồng trại ổn định không được gần khu dân cư, khu công nghiệp hay các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Thức ăn cho gà phải đảm bảo không bị mốc, ôi thiu. Nước uống phải được thay hàng ngày. Bát đĩa cho ăn uống cũng phải được rửa sạch sau khi mà kết thúc một ngày chăn nuôi.
- Gà con sơ sinh mới nở cần phải được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ theo từng lứa.
- Khi những con giống mới được nhập về, chúng phải được cách ly ở một khu vực riêng biệt. Bạn nên quan sát và theo dõi trong khoảng là 2 tuần.
- Mua con giống ở các địa điểm đã được công nhận là uy tín, để phòng tránh nhập gà không rõ nguồn gốc làm gia tăng nguy cơ bị bệnh.
Kết luận
Loại bệnh này không khó để có thể phòng ngừa và chữa trị nếu như người chăn nuôi có các kiến thức căn bản về loại bệnh này. Mong rằng những thông tin chi tiết về cách trị gà bị đẹn đã được cung cấp từ tructiepdaga sẽ mang lại thêm nhiều các kiến thức hữu ích cho người chăn nuôi.