05 cách làm chuồng gà bằng lưới B40 tiết kiệm chi phí

Cách làm chuồng gà bằng lưới B40 vô cùng là đơn giản cũng như tiết kiệm khá nhiều chi phí cho anh em nuôi gà. Vậy làm cách nào để làm được chuồng hiệu quả dành cho gà chọi quy mô nhỏ hoặc là gà thả vườn quy mô lớn. Dưới đây sẽ là những hướng dẫn chi tiết cách làm dễ nhất mà tructiepdaga đã tổng hợp lại cho anh em có thể tham khảo.

Vì sao lại nên làm chuồng gà bằng lưới B40

05 cách làm chuồng gà bằng lưới B40 tiết kiệm chi phí 1

Có rất nhiều cách làm chuồng gà khác nhau nhưng cách làm chuồng gà bằng lưới B40 lại đang là mẫu chuồng gà đẹp và được yêu thích nhất bởi nó có nhiều ưu điểm và tính tiện dụng. Hơn thế nữa nó còn có một mức giá thành rẻ với nguồn nguyên liệu sẵn có dễ dàng tự mình chuẩn bị và hoàn thiện nó chỉ cần có phần cọc chính và chúng ta sẽ quây lưới vòng quanh nó.

Hiện nay những anh em nuôi gà còn có nhiều cách làm chuồng gà bằng lưới b40 vô cùng là đẹp mắt và phù hợp cho nhiều nhu cầu nuôi nhốt khác nhau, do vậy bạn có thể lựa chọn theo như sở thích của mình hoặc là tự mình thiết kế khá dễ. Hãy tạo ra không gian thật thoáng đãng đến cho những chú gà của mình được phát triển thật tốt ngay nhé.

Chi phí để làm chuồng gà bằng lưới B40 khoảng bao nhiêu?

Với cách làm chuông gà bằng lưới B40 thì chi phí sẽ là khá rẻ. Nếu như bạn muốn nuôi gà nhưng mà bản thân mình chưa được sở hữu mảnh đất thì có thể lựa chọn thuê và xây dựng bằng lưới B40 tới khi đến thời hạn thì mình dễ dàng tháo dỡ nó và chuyển đi nơi khác. Còn nếu như đã có đất sẵn ở nhà thì có thể dễ dàng dựng lên với diện tích tùy thích theo số lượng gà mình cần nuôi.

Chi phí dự tính nếu như tiết kiệm thì dùng lưới cũ chỉ với giá chỉ từ 10 nghìn hoặc 20 nghìn đồng một kg. Nếu thuê được thêm thợ cắt thì giá của thợ hiện nay tùy theo mỗi khu vực có giá khoảng từ 250 tới 500 nghìn một ngày công. Khoảng chừng một đến hai ngày để hoàn thành một chuồng đơn giản.

Nếu như đầu tư sàn, mái lợp hay là khung khác thì chi phí vật liệu và ngày công sẽ lại khác hơn. Những cách làm chuồng phía dưới đây sẽ giúp cho bạn hình dung rõ hơn nó nhé.

Cách làm chuồng gà bằng lưới B40 đầy đủ các loại

05 cách làm chuồng gà bằng lưới B40 tiết kiệm chi phí 2

Dưới đây là tổng hợp về các cách làm chuồng gà bằng lưới B40 mà anh em nuôi gà thường hay dùng và cho rằng nó là tiện dùng nhất. Với cách làm nào thì bạn cũng cần phải dự tính và chuẩn bị được những vật liệu, dụng cụ để có thể thực hiện và nắm rõ được cách làm để quá trình hoàn thiện sao được nhanh nhất.

Cách làm chuồng gà bằng lưới B40 dành cho gà thịt

Với việc nuôi gà thịt chúng ta có thể nuôi số lượng lớn bên trong chuồng cho nên với việc nuôi loại gà này tôi sẽ đề xuất cách xây chuồng như sau:

Chuẩn vị vật liệu, dụng cụ.

Chuẩn vị vật liệu, dụng cụ

– Gạch, cát, xi măng

– Khung sắt

– Máy hàn xì

– Lưới B40

– Tấm bờ-rô xi măng hoặc mái nhôm

Cách thực hiện

– Xây phần khung để có thể chia số lượng gà ra theo từng ô, chúng ta sẽ dễ dàng quản lý hơn. Để làm được phần này thì hãy dùng gạch và xi măng xây những phần nền, móng, lưng chuồng.

– Lắp ghép phần khung sắt đã tính toán từ trước đó vào, sau đó hãy cắt lưới B40 lắp theo phần đã được tính sẵn cho vừa tỉ lệ.

– Cuối cùng nhớ là phủ mái cho chuồng được bảo vệ trước những điều kiện xấu của môi trường bằng vật liệu mà mình thích.

Cách làm chuồng gà hộp bằng lưới B40, nền đất hoặc nền xi măng

05 cách làm chuồng gà bằng lưới B40 tiết kiệm chi phí 3

Với kiểu nền đất hoặc xi măng thì nên chọn khu vực không gian hợp lý để có thể  triển khai nó. Cách làm cũng giống như là kiểu xây chuồng như những loại kể trên. Sự kết hợp cùng với xi măng sẽ trông chúng được sạch sẽ và kiên cố hơn, còn nếu như là nền đất thì cũng đáp ứng được độ sạch cùng với cách làm như sau.

Chuẩn vị vật liệu, dụng cụ

– Dây sắt thép nhỏ.

– Máy hàn xì nếu có

– Xi măng

– Lưới B40

– Que sắt hoặc inox dạng hộp

– Máy cắt sắt nếu có

Cách thực hiện

– Bước đầu tiên không thể thiếu đó chính là định hình dáng chuồng. Phần này khá quan trọng để có thể tạo khung chắc và vẻ đẹp cho chuồng. Sau khi tính toán bạn cắt những phần thanh sắt, inox theo như đúng kích cỡ mà đã tính toán. Dùng nó làm khung bằng cách buộc dây thép kết nối chúng lại với nhau.

– Bọc lưới ở xung quanh phần khung vừa hoàn thành, hãy chú ý quây lưới sao cho thật sát và dùng hãy máy hàn xì cố định chúng lại cho thật chắc chắn. Chú ý làm phần cửa để có thể dễ thao tác đóng mở nó. 

– Nếu có sự đầu tư thì nên làm thêm mái che cho nó bằng tôn hoặc là dòng mái phi brô xi măng để có thể che được nắng mưa cho chúng nếu như làm cố định còn đối với chuồng hộp di chuyển thì chúng ta cần bao lưới phía trên để tránh gà bay ra ngoài. Kiểu hợp này dễ dàng có thể di chuyển theo ý thích.

Cách làm chuồng gà nhiều tầng bằng lưới B40

Với những nhà có diện tích cho chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng lại có nhu cầu nuôi nhiều thì nên dùng cách làm chuồng gà bằng lưới B40 nhiều tầng. Kiểu chuồng này khá hợp cho nhiều loại gà khác nhau.

Chuẩn vị vật liệu, dụng cụ

– Sắt hình chữ V lỗ để tạo hình

– Lưới B40 

– Ốc vít , cờ lê và kìm

Cách làm chuồng gà bằng lưới b40

– Khi dùng sắt chữ V có sẵn lỗ thì chúng ra chỉ cần lắp ghép chúng lại để tạo khung và cố định bằng ốc dưới sự hỗ trợ của chiếc cờ lê. Với kiểu lắp tầng này thì chúng ta sẽ  tạo ra được số tầng với độ rộng hoặc chiều dài tùy theo ý thích.

– Quây lưới quanh khung rồi dùng dây thép để cố định lại, nên dùng kìm để xoắn lại để siết được chặt hơn nhưng hãy nhớ chừa chỗ phần máng đựng phân của nó nhé. Máng phân nên dùng tôn để có thể dễ dàng vệ sinh và tháo lắp.

Cách làm chuồng gà bằng lưới B40 cho gà chọi tập lực vận động

05 cách làm chuồng gà bằng lưới B40 tiết kiệm chi phí 4

Kiểu này thích hợp cho những dòng gà chọi với một thể lực mạnh với kiểu chuồng đơn. Cần kết hợp chuồng nhốt và hoạt động chung vào một không gian. Có như vậy các chú gà mới có thể được ở trong một không gian và được tự do tập luyện để săn chắc cơ thể hơn.

Chuẩn vị vật liệu, dụng cụ

– Máy cắt sắt

– Lưới B40

– Sắt hộp chữ nhật

– Máy hàn

Cách làm chuồng gà bằng lưới b40

– Dùng máy cắt sắt cắt các thanh sắt để tạo thành những hình dạng hộp chữ nhật, lưu ý những thanh này phải đảm bảo được chiều cao và tránh việc gà nhảy ra hay bay mất ra bên ngoài.

– Đóng phần cột và hàn phần thanh trụ vào chúng sao cho có thể tạo thành hình hộp chữ nhật và hàn kỹ những mối nối lại với nhau. Sau đó hãy quây lưới xung quanh phần khung và thêm vào phần cửa để chủ có thể dễ đi ra vào chăm sóc cho vật nuôi. Nhớ rằng quây phần trên mái để chúng không thể bay quá đà ra bên ngoài.

– Phía trong kết hợp với những bậc thang phân cao thấp khác nhau để giúp chúng dễ leo trèo hoạt động. Có các ô chứa nước và khu ăn uống thật khoa học. Phía dưới nền đất thì cần nên đổ thêm lớp cát để giúp gà vận động trên đó và chúng ta có thể dễ dọn dẹp làm vệ sinh chúng hơn.

Cách làm chuồng gà bằng lưới B40 dạng quây

 Chuẩn vị vật liệu, dụng cụ

– Quan trọng nhất cần phải có là lưới B40

– Dây thép (Loại nhỏ)

– Kìm

– Cột để chống: có thể bằng sắt, tre, bê tông,…

– Thanh sắt hoặc tô vít nhỏ.

Cách làm chuồng gà bằng lưới b40

– Định hình dáng chuồng và tính toán ô sẵn phù hợp với nhu cầu và diện tích đất đang có. Quây khu vực chuồng và chia ra thêm những khu thả, tập thể dục..

– Chôn cọc sắt hoặc là cọc tre, cọc bê tông đã chuẩn bị từ trước đó. Nên chôn kỹ để có thể giữ được lưới. Các cột cách nhau bên trong phạm vi từ 2 cho tới 3 mét và có độ cao tối thiểu là 1,5 mét và tối đa sẽ là 1,8 mét. Chú ý khoảng cách giữa các ô nhốt để phòng tránh trường hợp gà đá lẫn nhau.

– Cố định lưới vào cột bằng cách quây lưới xung quanh và cột chặt bằng những dây thép. Khi làm thao tác này hãy nên nhờ thêm người hỗ trợ bạn, họ giữ lưới và bạn sẽ có thể cố định nó lại. Ở đây chúng tôi khuyên bạn dùng tô vít hoặc là thanh sắt để có thể dễ dàng siết lại các mối cột.

Với ba bước trên là bạn đã hoàn thành được việc làm chuồng dạng quậy cho những chú gà của mình rồi. Với kiểu quây thì bạn sẽ thấy cảm giác khu chuồng trại rộng rãi và thoáng mát hơn rất nhiều.

Chuồng gà bằng lưới B40 dùng được trong bao lâu?

Với cách làm chuồng gà bằng lưới B40 thì thời gian dùng sẽ là khá lâu vì vật liệu làm lưới này đã được mạ kẽm khá bền, tùy theo độ li của sợi lưới thì sẽ có những thời gian sử dụng được lâu hơn. Cam kết từ nhà sản xuất thì họ đã tính điều kiện tối ưu nhất của nó là khoảng 50 năm sử dụng cùng với điều kiện không bị tác động của thời tiết xấu nhiều.

Ưu và nhược điểm của cách làm chuồng gà bằng lưới B40

05 cách làm chuồng gà bằng lưới B40 tiết kiệm chi phí 5

Từ cách làm chuồng gà bằng lưới B40 thì chúng ta đã có thể thấy nó có được những ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên đối với loại chuồng này thì nó lại mang đến nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả với những loại khác. Dưới đây là các ưu và nhược điểm để giúp bạn nắm bắt và khắc phục.

Ưu điểm của cách làm chuồng gà bằng lưới b40

– Bề mặt làm từ lưới nên vô cùng thông thoáng và dễ chịu giúp cho chúng được phát triển tự do. Điều đó cũng giúp cho người chủ có thể dễ dàng quản lý, theo dõi đàn gà của mình hơn.

– Dễ dàng thực hiện mà không phải tốn quá nhiều thời gian hay là công sức cầu kỳ như là những kiểu chuồng khác. Nếu có sự đầu tư hơn thì chuồng sẽ đẹp mắt hơn.

– Chi phí chi trả là khá thấp vì giá vật liệu này không quá cao so với các loại chuồng kiên cố khác.

– Việc lắp chúng dễ cho nên khi tháo ra cũng vô cùng là dễ dàng, chúng ta có thể dễ dàng lắp đặt hoặc thay thế nếu như có sự hỏng hóc hoặc cần tận dụng nó vào những khu vực khác.

– Chúng cũng khá bền và chắc chắn nếu như chúng ta dùng sơn bảo vệ thì độ bền của lưới rào này sẽ còn lâu hơn nữa.

Nhược điểm của cách làm chuồng gà bằng lưới b40

– Vì có độ thông thoáng cao cho nên những khi mà thời tiết cực đoan sẽ ảnh hưởng tới gà, ví dụ như gió, mưa, lạnh. Khi mà gặp trường hợp này thì chúng ta cần nên che chắn cẩn thận khu vực xung quanh để có thể bảo vật nuôi.

– Ngăn cách giữa chúng là mảng lưới do vậy với những chú gà chọi thì chúng rất dễ gây hấn với nhau và dễ xảy ra hiện tượng đá lẫn nhau.

– Kết cấu mỏng manh do vậy kẻ trộm có thể dễ dàng cắt cũng như xâm nhập. Nếu như làm chuồng thấp không có mái che mái ở trên thì chúng dễ nhảy ra đi mất.

Kết luận

Toàn bộ những ưu và nhược điểm cũng như các cách làm chuồng gà bằng lưới B40 mà tructiepdaga đã chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp bạn tìm ra được những kiểu chuồng yêu thích cho mình và thỏa mãn được niềm đam mê nuôi gà nhé. Nhớ lựa chọn ra kiểu dáng thích hợp và tính toán sẵn các vật liệu để tránh trường hợp mua thừa hoặc là mua thiếu. Chúc các bạn làm chuồng được thành công.